Trong trường hợp nào thì thành viên bù trừ chứng khoán bị thu hồi Giấy chứng nhận thành viên bù trừ? Thủ tục để thu hồi Giấy chứng nhận thành viên bù trừ được quy định như thế nào?
Thành viên bù trừ theo quy định của pháp luật về chứng khoán là gì?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 56 Luật Chứng khoán 2019 thì thành viên bù trừ là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán và được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên bù trừ.
Thu hồi Giấy chứng nhận thành viên bù trừ
Thành viên bù trừ bị thu hồi Giấy chứng nhận thành viên bù trừ trong trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 163 Nghị định 155/2020/NĐ-CP thì Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thu hồi Giấy chứng nhận thành viên bù trừ trong các trường hợp sau:
- Hết thời hạn Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán mà thành viên bù trừ không khắc phục được vi phạm theo yêu cầu của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán;
- Bị Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thu hồi Giấy chứng nhận thành viên lưu ký;
- Vi phạm nghiêm trọng các quy định về thành viên bù trừ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Thành viên bù trừ tự nguyện chấm dứt tư cách thành viên bù trừ và có Giấy đề nghị chấm dứt tư cách thành viên bù trừ gửi Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Thành viên bù trừ bị thu hồi Giấy chứng nhận thành viên bù trừ theo trình tự như thế nào?
Khoản 2 Điều 163 Nghị định 155/2020/NĐ-CP thì trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận thành viên bù trừ được quy định như sau:
Bước 1: Gửi văn bản thông báo ngừng cung cấp các dịch vụ
- Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn hoặc xảy ra sự kiện làm phát sinh việc thu hồi thì Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có văn bản gửi Sở giao dịch chứng khoán và thành viên bù trừ thông báo ngừng cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán cho thành viên bù trừ.
- Thông báo cho thành viên bù trừ các nghĩa vụ tài chính và nghĩa vụ khác của thành viên bù trừ đối với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
- Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên bù trừ thực hiện thanh toán cho các giao dịch chứng khoán chưa hoàn tất thanh toán hiện có trên tài khoản nhà đầu tư và thành viên bù trừ, hoàn trả tài sản ký quỹ bù trừ cho các giao dịch chứng khoán đã hoàn tất thanh toán.
Bước 2: Thực hiện các nghĩa vụ còn lại
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên bù trừ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo thông báo của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Bước 3: Ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận thành viên bù trừ
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thành viên bù trừ hoàn thành nghĩa vụ được đề cập tại bước 2, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận thành viên bù trừ và thực hiện công bố thông tin ra thị trường.
Bước 4: Hoàn trả tài sản ký quỹ
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam hoàn trả tài sản ký quỹ bù trừ và số tiền, chứng khoán đóng góp vào quỹ bù trừ (bao gồm gốc và lãi quy định tại Quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam) sau khi ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận thành viên bù trừ.
Như vậy, trên đây là nội dung về các trường hợp thành viên bù trừ bị thu hồi Giấy chứng nhận thành viên bù trừ và thủ tục thực hiện các việc thu hồi này. Khi công ty muốn tự nguyện chấm dứt tư cách thành viên bù trừ thì anh/chị phải chuẩn bị Giấy đề nghị chấm dứt tư cách thành viên bù trừ gửi Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, bên cạnh đó có thể tham khảo thêm về trình tự thu hồi được đề cập trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?