Trong trường hợp hòa giải tranh chấp lao động cá nhân đến lần thứ hai mà một trong các bên vẫn không có mặt thì hòa giải viên lao động có tiếp tục hòa giải?
- Việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân sẽ do tổ chức cơ quan nào đứng ra hòa giải?
- Việc tranh chấp bồi thường thiệt hại khi chấm dứt hợp đồng lao động có cần thông qua thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động không?
- Trong trường hợp hòa giải tranh chấp lao động cá nhân đến lần thứ hai mà một trong các bên vẫn không có mặt thì hòa giải viên lao động có tiếp tục hòa giải?
Việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân sẽ do tổ chức cơ quan nào đứng ra hòa giải?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 179 Bộ luật lao động 2019 quy định về tranh chấp lao động như sau:
Tranh chấp lao động
1. Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Các loại tranh chấp lao động bao gồm:
a) Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
Theo đó tranh chấp lao động là việc tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá lao động giữa các bên giữa các mối quan hệ lao động.
Vậy nên tranh chấp lao động cá nhân là việc tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức.
Căn cứ theo Điều 187 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân như sau:
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
1. Hòa giải viên lao động;
2. Hội đồng trọng tài lao động;
3. Tòa án nhân dân.
Theo đó việc tranh chấp lao động cá nhân sẽ do hòa giải viên, hội đồng trọng tài và tòa án nhân dân giải quyết tùy theo mức độ tranh chấp.
Tranh chấp lao động cá nhân (Hình từ internet)
Việc tranh chấp bồi thường thiệt hại khi chấm dứt hợp đồng lao động có cần thông qua thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động không?
Căn cứ Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động như sau:
Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động
1. Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
Theo đó tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của trọng tài viên tuy nhiên có một số trường hợp không cần phải thông qua thủ tục hòa giải của trọng tài viên được quy định.
Vậy nên việc bồi thường thiệt hại khi chấm dứt hợp đồng lao động không cần phải thông qua thủ tục hòa giải của trọng tài viên được quy định tại khoản 1 điều này.
Trong trường hợp hòa giải tranh chấp lao động cá nhân đến lần thứ hai mà một trong các bên vẫn không có mặt thì hòa giải viên lao động có tiếp tục hòa giải?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động như sau:
Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động
…
4. Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.
Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.
Theo đó dựa theo kết quả hòa giải mà hòa giải viên lao động lập biên bản ghi lại kết quả và có chữ ký của các bên tranh chấp cùng hòa giải viên lao động.
Trong trường hợp hòa giải không thành mặc dù đưa ra nhiều biện pháp hoặc được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động sẽ không tiến hành hòa giải nữa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?