Trong tố tụng hành chính, việc áp dụng hay hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở phiên tòa do ai xem xét, quyết định?
- Trong tố tụng hành chính, việc áp dụng hay hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở phiên tòa do ai xem xét, quyết định?
- Tạm đình chỉ toàn bộ kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước có phải là biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính?
- Để bảo vệ chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, đương sự có được yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời không?
Trong tố tụng hành chính, việc áp dụng hay hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở phiên tòa do ai xem xét, quyết định?
Căn cứ theo Điều 67 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:
Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở phiên tòa do một Thẩm phán xem xét, quyết định.
2. Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.
Theo quy định trên, trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán xem xét, quyết định.
Tại phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.
Trong tố tụng hành chính, việc áp dụng hay hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở phiên tòa do ai xem xét, quyết định? (Hình từ Internet)
Tạm đình chỉ toàn bộ kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước có phải là biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính?
Căn cứ theo Điều 68 Luật Tố tụng hành chính 2015, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 quy định về Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, một phần hoặc toàn bộ kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
2. Tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính.
3. Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.
Theo đó, các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính gồm:
- Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, một phần hoặc toàn bộ kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
- Tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính.
- Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.
Như vậy, tạm đình chỉ toàn bộ kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là một trong những biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính.
Để bảo vệ chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, đương sự có được yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 66 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:
Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện của đương sự có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 68 của Luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, bảo đảm việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
2. Trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 68 của Luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.
3. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không phải thực hiện biện pháp bảo đảm.
Như vậy, theo quy định trên, trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, bảo đảm việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.
Và người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không phải thực hiện biện pháp bảo đảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?