Trong thời hạn hoãn thi hành án dân sự thì người phải thi hành án có phải chịu lãi suất chậm thi hành án hay không?
Trong thời hạn hoãn thi hành án dân sự thì người phải thi hành án có phải chịu lãi suất chậm thi hành án hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về việc hoãn thi hành án dân sự như sau:
Hoãn thi hành án
...
2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định hoãn thi hành án khi nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị ít nhất 24 giờ trước thời điểm cưỡng chế thi hành án đã được ấn định trong quyết định cưỡng chế. Trường hợp cơ quan thi hành án nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị ít hơn 24 giờ trước thời điểm cưỡng chế đã được ấn định trong quyết định cưỡng chế thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có quyền quyết định hoãn thi hành án khi xét thấy cần thiết.
Trường hợp vụ việc đã được thi hành một phần hoặc đã được thi hành xong thì cơ quan thi hành án dân sự phải có văn bản thông báo ngay cho người yêu cầu hoãn thi hành án.
Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án, quyết định của Toà án chỉ được yêu cầu hoãn thi hành án một lần để xem xét kháng nghị nhằm tránh hậu quả không thể khắc phục được.
Thời hạn hoãn thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định không quá 03 tháng, kể từ ngày ra văn bản yêu cầu hoãn thi hành án; trong thời gian hoãn thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án.
Như vậy, theo quy định nêu trên nếu việc thi hành án bị hoãn lại do có yêu cầu của người có thẩm quyền kháng nghị thì trong thời hạn hoãn thi hành án dân sự, người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án.
Để biết ai là người có quyền kháng nghị trong vụ án dân sự thì bạn có thể tham khảo thêm tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Trong thời hạn hoãn thi hành án dân sự thì người phải thi hành án có phải chịu lãi suất chậm thi hành án không? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào sẽ đình chỉ thi hành án dân sự?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 50 Luật Thi hành án dân sự 2008 (được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014) thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự sẽ ra quyết định đình chỉ thi hành án khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Người phải thi hành án chết không để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế;
- Người được thi hành án chết mà theo quy định của pháp luật quyền và lợi ích của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế hoặc không có người thừa kế;
- Đương sự có thỏa thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ quyền, lợi ích được hưởng theo bản án, quyết định, trừ trường hợp việc đình chỉ thi hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba;
- Bản án, quyết định bị hủy một phần hoặc toàn bộ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 103 của Luật này;
- Người phải thi hành án là tổ chức đã bị giải thể, không còn tài sản mà theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của họ không được chuyển giao cho tổ chức khác;
- Có quyết định miễn nghĩa vụ thi hành án;
- Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án;
- Người chưa thành niên được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định đã chết hoặc đã thành niên.
Thời hạn để người phải thi hành án tự nguyện thi hành là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 45 Luật Thi hành án dân sự 2008 (được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014) quy định về thời hạn tự nguyện thi hành án như sau:
Thời hạn tự nguyện thi hành án
1. Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.
2. Trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc hành vi khác nhằm trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên áp dụng ngay biện pháp quy định tại Chương IV của Luật này.
Theo đó, trước đây thời hạn tự nguyện thi hành án là 15 ngày nhưng hiện nay thời hạn tự nguyện thi hành án đã được rút ngắn chỉ còn 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?