Trong thời gian tới có những ngày kỷ niệm nào nổi bật? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương khi tới các ngày kỷ niệm không?
Trong thời gian tới có những ngày kỷ niệm nào nổi bật?
Căn cứ theo một số văn bản như Hướng dẫn 123-HD/BTGTW năm 2020, Hướng dẫn 152-HD/BTGTW năm 2020 và Quyết định 280/QĐ-TTg năm 2024 thì trong tháng 8 có một số ngày kỷ niệm nổi bật sau đây:
- Kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng (01/8/1930);
- Kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945);
- Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945);
- Kỷ niệm 136 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1988);
- Kỷ niệm 113 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911).
Lưu ý: Những ngày kỷ niệm trên chỉ là những ngày kỷ niệm nổi bật trong tháng 8 gần nhất. Tùy vào từng tháng sẽ có những ngày kỷ niệm khác nhau.
Trong thời gian tới có những ngày kỷ niệm nào nổi bật? (Hình từ Internet)
Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương khi tới các ngày kỷ niệm của Việt Nam không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về các ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên thì các ngày kỷ niệm nổi bật trong tháng 8 không có ngày kỷ niệm nào thuộc các ngày nghỉ lễ của người lao động.
Do đó, người lao động không được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào các ngày kỷ niệm trong tháng 8.
Tuy nhiên tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 cũng có quy định như sau:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, trường hợp người lao động muốn nghỉ làm vào những ngày kỷ niệm trong tháng 8 thì có thể sử dụng ngày phép năm của mình hoặc cũng có thể xin nghỉ không hưởng lương.
Việc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 111/2018/NĐ-CP thì việc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống được thực hiện như sau:
* Đối với Năm tròn
(1) Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
(2) Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
- Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
(3) Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
* Đối với Năm khác
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
Lưu ý:
- Năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0”.
- Năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.
- Kinh phí tổ chức ngày thành lập, ngày truyền thống được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?