Trong thời gian áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời người thi hành công vụ đã áp dụng mọi biện pháp bảo quản tài sản nhưng tài sản bị hư hỏng thì có phải bồi thường không?
- Trong trường hợp tài sản bị hư hỏng do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì thời điểm xác định hiện trạng để tính bồi thường là khi nào?
- Trong thời gian áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời người thi hành công vụ đã áp dụng mọi biện pháp bảo quản tài sản nhưng tài sản bị hư hỏng thì có phải bồi thường không?
- Ai có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản bị hư hỏng do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?
Trong trường hợp tài sản bị hư hỏng do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì thời điểm xác định hiện trạng để tính bồi thường là khi nào?
Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời làm hư hỏng tài sản (Hình từ Internet)
Căn cứ vào khoản 2 Điều 23 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định cách tính thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được bồi thường như sau:
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
1. Trường hợp tài sản đã bị phát mại, bị mất thì thiệt hại được xác định căn cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng và mức độ hao mòn của tài sản trên thị trường tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này. Thời điểm để xác định hiện trạng tài sản làm căn cứ tính mức bồi thường là thời điểm thiệt hại xảy ra.
2. Trường hợp tài sản bị hư hỏng thì thiệt hại được xác định là chi phí có liên quan theo giá thị trường tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này để sửa chữa, khôi phục lại tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng không thể sửa chữa, khôi phục thì thiệt hại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều này.
...
Dẫn chiếu tới khoản 2 Điều 22 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 có quy định như sau:
Xác định thiệt hại
...
2. Giá trị thiệt hại được bồi thường được tính tại thời điểm thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường quy định tại Điều 43 của Luật này hoặc tại thời điểm Tòa án cấp sơ thẩm xác định giá trị thiệt hại đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 52 và Điều 55 của Luật này. Trường hợp người yêu cầu bồi thường khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật này thì giá trị thiệt hại vẫn được tính tại thời điểm thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường trước đó.
...
Theo đó, thời điểm xác định hiên trạng để tính bồi thường sẽ tùy vào trường hợp cụ thể:
- Tài sản bị hư hỏng thì thiệt hại được xác định là chi phí có liên quan theo giá thị trường tại thời điểm thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường hoặc tại thời điểm Tòa án cấp sơ thẩm xác định giá trị thiệt hại.
- Tài sản bị hư hỏng không thể sửa chữa, khôi phục thì thiệt hại được xác định là thời điểm thiệt hại xảy ra.
Trong thời gian áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời người thi hành công vụ đã áp dụng mọi biện pháp bảo quản tài sản nhưng tài sản bị hư hỏng thì có phải bồi thường không?
Căn cứ khoản 1 Điều 32 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về các trường hợp không phải thực hiện bồi thường như sau:
Các thiệt hại Nhà nước không bồi thường
1. Nhà nước không bồi thường các thiệt hại sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù người thi hành công vụ đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép;
c) Thiệt hại xảy ra trong hoàn cảnh người thi hành công vụ muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây ra một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 23 của Luật này.
....
Theo đó trường hợp thiệt hại xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù người thi hành công vụ đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép thì mới không phải bồi thường.
Còn trong trường hợp người thi hành công vụ đã áp dụng mọi biện pháp bảo quản tài sản nhưng không do sự kiện khách quan hoặc hậu quả có thể lường trước được thì Nhà nước vẫn phải thưc hiện việc bồi thường như bình thường.
Ai có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản bị hư hỏng do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?
Tại Điều 37 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 Tòa án giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
Tòa án giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
1. Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 19 của Luật này là cơ quan giải quyết bồi thường.
2. Tòa án cấp sơ thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp ra bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 19 của Luật này mà bản án, quyết định đó bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
3. Tòa án cấp phúc thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp ra bản án, quyết định phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 19 của Luật này mà bản án, quyết định đó bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
4. Tòa án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp ra quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 19 của Luật này mà quyết định đó bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
5. Tòa án đã ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 19 của Luật này là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy bản án, quyết định đó theo thủ tục đặc biệt, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này.
6. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định của mình, hủy bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 19 của Luật này theo thủ tục đặc biệt và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Tòa án nhân dân tối cao.
7. Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự.
Như vậy, Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là cơ quan giải quyết bồi thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?