Trọng tài viên có bắt buộc phải là Cử nhân Luật hay không? Trọng tài viên có quyền và nghĩa vụ theo quy định như thế nào?
Trọng tài viên có bắt buộc phải là Cử nhân Luật hay không?
Về tiêu chuẩn của Trọng tài viên được quy định tại Điều 20 Luật trọng tài thương mại 2010:
"Điều 20. Tiêu chuẩn Trọng tài viên
1. Những người có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể làm Trọng tài viên:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự;
b) Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên;
c) Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu nêu tại điểm b khoản này, cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên.
2. Những người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trọng tài viên:
a) Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án;
b) Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
3. Trung tâm trọng tài có thể quy định thêm các tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này đối với Trọng tài viên của tổ chức mình."
Theo quy định trên thì tiêu chuẩn của Trọng tài viên như sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên;
- Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu "có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên", cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên.
Theo đó, pháp luật chỉ quy định chung về tiêu chuẩn của Trọng tài thương mại còn cụ thể trình độ chuyên ngành gì thì không quy định cụ thể (miễn không thuộc các trường hợp không được làm trọng tài viên theo khoản 2 Điều 20 nêu trên). Bên cạnh đó, Trung tâm trọng tài còn có thể quy định tiêu chuẩn cao hơn, vì vậy, tiêu chuẩn Trọng tài viên có thể mỗi nơi mỗi khác nhưng vẫn phải đáp ứng yêu cầu chung theo Điều luật trên.
Trọng tài viên có bắt buộc là cử nhân luật không?
Trọng tài viên có quyền và nghĩa vụ theo quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 21 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định định trọng tài viên có quyền và nghĩa vụ sau:
- Chấp nhận hoặc từ chối giải quyết tranh chấp.
- Độc lập trong việc giải quyết tranh chấp.
- Từ chối cung cấp các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp.
- Được hưởng thù lao.
- Giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm giải quyết tranh chấp vô tư, nhanh chóng, kịp thời.
- Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Nguyên đơn có được lựa chọn Trọng tài viên cho bị đơn không?
Căn cứ quy định tại Điều 40 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định như sau:
"Điều 40. Thành lập Hội đồng trọng tài tại Trung tâm trọng tài
Trong trường hợp các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không quy định khác, việc thành lập Hội đồng trọng tài được quy định như sau:
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và yêu cầu chọn Trọng
tài viên do Trung tâm trọng tài gửi đến, bị đơn phải chọn Trọng tài viên cho mình và báo cho Trung tâm trọng tài biết hoặc đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên. Nếu bị đơn không chọn Trọng tài viên hoặc không đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn;
2. Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện do Trung tâm trọng tài gửi đến, các bị đơn phải thống nhất chọn Trọng tài viên hoặc thống nhất yêu cầu chỉ định Trọng tài viên cho mình. Nếu các bị đơn không chọn được Trọng tài viên, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn;
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày các Trọng tài viên được các bên chọn hoặc được Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định, các Trọng tài viên này bầu một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Hết thời hạn này mà việc bầu không thực hiện được, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài;
4. Trường hợp các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết nhưng không chọn được Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên và trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Chủ tịch Trung tâm trọng tài sẽ chỉ định Trọng tài viên duy nhất."
Như vậy theo như quy định trên thì trường hợp các bên không có thoả thuận khác, việc thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc được quy định như sau: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn, bị đơn phải chọn Trọng tài viên và thông báo cho nguyên đơn biết Trọng tài viên mà mình chọn. Hết thời hạn này, nếu bị đơn không thông báo cho nguyên đơn tên Trọng tài viên mà mình chọn và các bên không có thoả thuận khác về việc chỉ định Trọng tài viên, thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?