Trong quy tắc đạo đức hành nghề công chứng thì công chứng viên không được phép làm những việc gì trong mối quan hệ đối với người yêu cầu?

Em ơi cho chị hỏi: Trong quy tắc đạo đức hành nghề công chứng thì công chứng viên không được phép làm những việc gì trong mối quan hệ đối với người yêu cầu? Và quan hệ với người tập sự hành nghề công chứng được quy định như thế nào? Đây là câu hỏi của chị Khả Hân đến từ Đà Nẵng.

Trong quy tắc đạo đức hành nghề công chứng thì công chứng viên không được phép làm những việc gì trong mối quan hệ đối với người yêu cầu?

Căn cứ theo Điều 9 Quy tắc Đạo đức hành nghề công chứng ban hành kèm theo Thông tư 11/2012/TT-BTP quy định như sau:

Những việc công chứng viên không được làm trong quan hệ với người yêu cầu công chứng
1. Sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng.
2. Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được quy định, xác định, thoả thuận.
3. Nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích vật chất nào khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng dẫn tới hậu quả gây thiệt hại đến lợi ích chính đáng của người yêu cầu công chứng và các bên liên quan.
4. Sử dụng thông tin biết được từ việc công chứng để mưu cầu lợi ích cá nhân.
5. Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội.
6. Đưa ra những lời hứa hẹn nhằm lôi kéo người yêu cầu công chứng hoặc tự ý thu tăng hoặc giảm phí công chứng, thù lao công chứng so với quy định và sự thỏa thuận.
7. Công chứng các hợp đồng, giao dịch có liên quan về mặt lợi ích giữa công chứng viên và người yêu cầu công chứng.
8. Thông đồng, tạo điều kiện cho người yêu cầu công chứng xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
9. Trả tiền hoa hồng, chiết khấu cho người yêu cầu công chứng hoặc người môi giới.
10. Câu kết với người yêu cầu công chứng, những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng và hồ sơ đã công chứng.

Nhu vậy trong quy tắc đạo đức hành nghề công chứng thì công chứng viên không được phép làm những việc như quy định trên trong mối quan hệ đối với người yêu cầu.

Hành nghề công chứng

Hành nghề công chứng (Hình từ Internet)

Quan hệ của công chứng viên với người tập sự hành nghề công chứng được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 11 Quy tắc Đạo đức hành nghề công chứng ban hành kèm theo Thông tư 11/2012/TT-BTP quy định như sau:

Quan hệ với tập sự hành nghề công chứng
1. Công chứng viên có bổn phận tham gia vào công tác hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng; nêu cao trách nhiệm, tận tâm truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp đối với người tập sự hành nghề công chứng.
2. Công chứng viên hướng dẫn tập sự không được thực hiện những việc sau:
a) Phân biệt, đối xử mang tính cá nhân với những người đang tập sự hành nghề công chứng do mình hướng dẫn.
b) Đòi hỏi lợi ích vật chất, tiền bạc từ người tập sự hành nghề công chứng.
c) Thông đồng với người tập sự hành nghề công chứng để báo cáo sai sự thật, báo cáo khống về kết quả tập sự hành nghề công chứng.
d) Lợi dụng tư cách là công chứng viên hướng dẫn để buộc người tập sự phải làm những việc không thuộc phạm vi tập sự hoặc những hành vi vi phạm pháp luật trái đạo đức xã hội nhằm đạt được những lợi ích cho mình.

Như vậy quan hệ của công chứng viên với người tập sự hành nghề công chứng được quy định cụ thể như trên.

Công chứng viên không được làm những việc nào trong quan hệ với đồng nghiệp, tổ chức hành nghề công chứng?

Căn cứ theo Điều 12 Quy tắc Đạo đức hành nghề công chứng ban hành kèm theo Thông tư 11/2012/TT-BTP quy định như sau:

Những việc công chứng viên không đưọc làm trong quan hệ với đồng nghiệp, tổ chức hành nghề công chứng
1. Xúc phạm hoặc có hành vi làm tổn hại uy tín của đồng nghiệp, tổ chức hành nghề công chứng.
2. Gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội với đồng nghiệp để giành lợi thế cho mình trong hành nghề.
3. Hợp tác với cá nhân, tổ chức có khả năng gây áp lực buộc người yêu cầu công chứng phải đến tổ chức hành nghề công chứng của mình để công chứng vì mục đích lợi nhuận.
4. Tiến hành bất kỳ hành vi quảng cáo bản thân và tổ chức hành nghề công chứng của mình dưới mọi hình thức không đúng quy định của pháp luật.
5. Hoạt động môi giới, nhận hoặc đòi tiền hoa hồng khi giới thiệu cho đồng nghiệp về yêu cầu công chứng mà mình không đảm nhận.
6. Mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng.
7. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác.
Hành nghề công chứng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả khi có hành vi vi phạm quy định hoạt động hành nghề công chứng như nào?
Pháp luật
Mẫu giấy đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề công chứng mới nhất 2024 ra sao? Hồ sơ đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề công chứng bao gồm những gì?
Pháp luật
Không nên giới hạn độ tuổi hành nghề công chứng? Các phương án tổ chức và hoạt động của văn phòng công chứng theo dự thảo sửa đổi luật công chứng là gì?
Pháp luật
Trong quy tắc đạo đức hành nghề công chứng thì công chứng viên không được phép làm những việc gì trong mối quan hệ đối với người yêu cầu?
Pháp luật
Công chứng viên có hành vi vi phạm chế độ bảo mật thông tin theo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp sẽ bị xử lý vi phạm như thế nào?
Pháp luật
Thủ tục để đăng ký hành nghề công chứng được pháp luật quy định như thế nào? Hồ sơ đăng ký bao gồm những gì?
Pháp luật
Công chứng viên hành nghề công chứng 05 trở lên có được miễn đào tạo nghề luật sư hay không? Tiêu chuẩn để trở thành luật sư là gì?
Pháp luật
Người đã có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng thì có cần tập sự hành nghề công chứng hay không?
Pháp luật
Tập sự hành nghề công chứng tại hai nơi thì tổng thời gian tập sự được xác định như thế nào? Trường hợp nào người tập sự được thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng?
Pháp luật
Luật sư có đương nhiên được miễn đào tạo nghề công chứng không? Thời gian tập sự hành nghề công chứng là bao lâu?
Pháp luật
Không hành nghề công chứng trong bao lâu thì công chứng viên bị miễn nhiệm? Ai có quyền quyết định miễn nhiệm công chứng viên?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hành nghề công chứng
2,260 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hành nghề công chứng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hành nghề công chứng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào