Trong quản lý đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá Bộ Tài chính có trách nhiệm gì?
Trong việc quản lý đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá Bộ Tài chính có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 27 Thông tư 204/2014/TT-BTC quy định như sau:
Trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc quản lý đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá
1. Tiếp nhận, xem xét hồ sơ đăng ký tổ chức đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá. Ra văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận cho các đơn vị được tổ chức đào tạo theo quy định.
2. Giám sát, kiểm tra việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá; kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Tiếp nhận, xử lý và lưu trữ hồ sơ, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá quy định tại Điều 8, Điều 12 và khoản 5 Điều 25 Thông tư này trong thời hạn tối thiểu là 10 (mười) năm kể từ năm thực hiện.
4. Định kỳ hoặc đột xuất, Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) tiến hành kiểm tra việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá của các đơn vị đào tạo, bồi dưỡng.
Chiếu theo quy định này, trong việc quản lý đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá Bộ Tài chính có các trách nhiệm sau:
- Tiếp nhận, xem xét hồ sơ đăng ký tổ chức đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá. Ra văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận cho các đơn vị được tổ chức đào tạo theo quy định.
- Giám sát, kiểm tra việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá; kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Tiếp nhận, xử lý và lưu trữ hồ sơ, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá quy định trong thời hạn tối thiểu là 10 (mười) năm kể từ năm thực hiện.
- Định kỳ hoặc đột xuất, Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) tiến hành kiểm tra việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá của các đơn vị đào tạo, bồi dưỡng.
Đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá tài sản (hình từ Internet)
Việc quản lý tài liệu đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá được thực hiện thế nào?
Căn cứ Điều 28 Thông tư 204/2014/TT-BTC quy định như sau:
Tài liệu đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá và các đơn vị có liên quan tổ chức biên soạn Tài liệu đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá sử dụng thống nhất trong cả nước.
2. Tài liệu đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá phải phù hợp với nội dung và chương trình đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Thông tư này. Giảng viên phải thường xuyên cập nhật các chính sách, pháp luật và tình hình thực tế đến thời điểm tổ chức khóa học để giảng dạy cho học viên.
3. Bộ Tài chính quản lý thống nhất việc phát hành Tài liệu đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá có thu tiền để đảm bảo bù đắp chi phí biên soạn, in ấn và phát hành.
Theo đó, việc quản lý tài liệu đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá được thực hiện như sau:
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá và các đơn vị có liên quan tổ chức biên soạn Tài liệu đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá sử dụng thống nhất trong cả nước.
- Tài liệu đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá phải phù hợp với nội dung và chương trình đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá. Giảng viên phải thường xuyên cập nhật các chính sách, pháp luật và tình hình thực tế đến thời điểm tổ chức khóa học để giảng dạy cho học viên.
- Bộ Tài chính quản lý thống nhất việc phát hành Tài liệu đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá có thu tiền để đảm bảo bù đắp chi phí biên soạn, in ấn và phát hành.
Cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá bị xử lý thế nào?
Theo Điều 29 Thông tư 204/2014/TT-BTC quy định về việc xử lý vi phạm hành chính trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá như sau:
- Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá quy định tại Thông tư 204/2014/TT-BTC thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính từ hình thức cảnh cáo đến đình chỉ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, hủy các chứng chỉ, giấy chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng đã cấp.
- Thẩm quyền xử phạt, hình thức xử phạt, mức phạt tiền, biện pháp xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm được thực hiện theo quy định tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?