Trong phòng chống rửa tiền, tổ chức phi lợi nhuận phải lưu trữ những loại hồ sơ nào? Thời gian lưu trữ là bao lâu?
Tổ chức phi lợi nhuận là gì? Tổng hợp các tổ chức phi lợi nhuận tại Việt Nam?
Tổ chức phi lợi nhuận là tổ chức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bao gồm hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ nước ngoài được thành lập, đăng ký, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam (theo khoản 14 Điều 3 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022).
Cụ thể, hiện nay ở Việt Nam có các tổ chức phi lợi nhuận sau:
- Tổ chức phi lợi nhuận AIESEC
- Tổ chức tình nguyện vì hòa bình Việt Nam
- Solidarités Jeunesses Vietnam – SJ Vietnam
- Tổ chức phi lợi nhuận Giấc mơ Việt Nam (GMVN)
- Tổ chức tình nguyện vì giáo dục – V.E.O
- Câu lạc bộ tình nguyện HOPE
- Tổ chức phi lợi nhuận VietAbroader
- Save the Children Việt Nam
- Hội chữ thập đỏ Việt Nam.
Trong phòng chống rửa tiền, tổ chức phi lợi nhuận phải lưu trữ những loại hồ sơ nào? Thời gian lưu trữ là bao lâu? (Hình từ internet)
Trong phòng chống rửa tiền, tổ chức phi lợi nhuận phải lưu trữ những loại hồ sơ nào? Thời gian lưu trữ là bao lâu?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 giải thích về rửa tiền như sau:
Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có.
Dẫn chiếu đến Điều 23 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 đề cập về sự minh bạch trong hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận như sau:
Minh bạch trong hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận
1. Tổ chức phi lợi nhuận phải thu thập, cập nhật, lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu sau đây:
a) Thông tin về tổ chức, cá nhân tài trợ, bao gồm tên đầy đủ, địa chỉ, số tiền tài trợ, phương thức tài trợ và các thông tin khác (nếu có);
b) Thông tin về tổ chức, cá nhân tiếp nhận tài trợ, bao gồm tên đầy đủ, địa chỉ, số tiền nhận tài trợ, phương thức nhận tài trợ, mục đích sử dụng tiền tài trợ và các thông tin khác (nếu có);
c) Hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến việc tài trợ và tiếp nhận tài trợ.
2. Tổ chức phi lợi nhuận phải lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này ít nhất 05 năm kể từ thời điểm hoạt động tài trợ hoặc tiếp nhận tài trợ kết thúc.
3. Trường hợp tổ chức phi lợi nhuận giải thể hoặc kết thúc hoạt động, thông tin, hồ sơ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này phải được bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với tổ chức phi lợi nhuận đó.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền, thực hiện điều tra, truy tố, xét xử có quyền yêu cầu tổ chức phi lợi nhuận cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, nhằm phòng tránh rửa tiền, các tổ chức phi lợi nhuận cần lưu trữ các thông tin sau:
- Thông tin về tổ chức, cá nhân tài trợ, bao gồm tên đầy đủ, địa chỉ, số tiền tài trợ, phương thức tài trợ và các thông tin khác (nếu có);
- Thông tin về tổ chức, cá nhân tiếp nhận tài trợ, bao gồm tên đầy đủ, địa chỉ, số tiền nhận tài trợ, phương thức nhận tài trợ, mục đích sử dụng tiền tài trợ và các thông tin khác (nếu có);
- Hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến việc tài trợ và tiếp nhận tài trợ.
Cũng theo quy định này thì thời gian lưu trữ các tài liệu, nội dung kể trên ít nhất 05 năm kể từ thời điểm hoạt động tài trợ hoặc tiếp nhận tài trợ kết thúc.
Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng chống rửa tiền?
Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống rửa tiền được quy định tại Điều 8 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022, cụ thể như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống rửa tiền
1. Tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện, trợ giúp thực hiện hành vi rửa tiền.
2. Thiết lập, duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả.
3. Thiết lập, duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng vỏ bọc.
4. Cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng.
5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống rửa tiền xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
6. Cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.
7. Đe dọa, trả thù người phát hiện, cung cấp thông tin, báo cáo, tố cáo về hành vi rửa tiền.
Như vậy, trong phòng, chống rửa tiền, 07 nhóm hành vi sạu bị nghiêm cấm thực hiện:
- Tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện, trợ giúp thực hiện hành vi rửa tiền.
- Thiết lập, duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả.
- Thiết lập, duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng vỏ bọc.
- Cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống rửa tiền xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.
- Đe dọa, trả thù người phát hiện, cung cấp thông tin, báo cáo, tố cáo về hành vi rửa tiền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?