Trong phòng cháy chữa cháy thì bơm ly tâm chữa cháy loại khiêng tay sẽ có bao nhiêu loại? Máy bơm sẽ có họng hút và họng phun được quy định ra sao?
Trong phòng cháy chữa cháy thì bơm ly tâm chữa cháy loại khiêng tay sẽ có bao nhiêu loại?
Căn cứ theo quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12110:2018 về Phòng cháy chữa cháy - Bơm ly tâm chữa cháy loại khiêng tay dùng động cơ đốt trong - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra như sau:
Loại, lưu lượng và áp suất phun của bơm chữa cháy
Trên cơ sở các loại của bơm chữa cháy, các loại bơm chữa cháy được quy định trong Bảng 1 dưới đây:
Như vậy, theo quy định trên có thể thấy được rằng trên cơ sở các loại của bơm chữa cháy, các loại bơm chữa cháy được chia thành các loại như sau:
+ A-1;A-2;
+ B-1,B-2,B-3;
+ C-1,C-2;
+ D-1,D-2.
Bên cạnh đó về lưu lương và áp suất phun của các loại bơm cũng sẽ là khác nhau.
Bơm ly tâm chữa cháy loại khiêng tay sẽ có họng hút và họng phun được quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12110:2018 về Phòng cháy chữa cháy - Bơm ly tâm chữa cháy loại khiêng tay dùng động cơ đốt trong - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra như sau:
Đường kính trong của họng hút và họng phun nước được quy định tại Bảng 2.
Bảng 2 - Đường kính trong họng hút và họng phun nước
Loại bơm | Đường kính trong họng hút, mm | Đường kính trong họng phun, mm |
A - 1 | 125 | 70 |
A - 2 | 100 | 65 |
B - 1 | 100 | 65 |
B - 2 | 90 | 65 |
B - 3 | 75 | 65 |
C - 1 | 65 | 65 |
C - 2 | 65 | 65 |
D - 1 | 40 | 40 |
D - 2 | 40 | 40 |
Như vậy, có thể thấy rằng theo bảng quy định trên thì các loại bơm khác nhau sẽ có đường kính trong họng hút nước vào sẽ có kích thước khác nhau. Tương tự ở đường kính trong họng phun nước cũng sẽ khác nhau.
Bơm ly tâm chữa cháy (Hình từ Internet)
Bơm ly tâm chữa cháy loại khiêng tay sẽ phải có những yêu cầu kỹ thuật chung như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12110:2018 về Phòng cháy chữa cháy - Bơm ly tâm chữa cháy loại khiêng tay dùng động cơ đốt trong - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra như sau:
Yêu cầu kỹ thuật
6.1 Yêu cầu chung
6.1.1 Phải được chế tạo phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
6.1.2 Dễ khởi động và vận hành.
6.1.3 Thao tác kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa dễ dàng.
6.1.4 Khung phải được thiết kế gọn gàng, chắc chắn để khi vận hành hạn chế rung lắc, khung được làm từ thép /hoặc chất liệu có độ bền và chống gỉ tương đương /hoặc chất liệu có độ bền tương đương và mạ hoặc sơn chống gỉ.
6.1.5 Các bộ phận tiếp xúc với nước sử dụng vật liệu chống ăn mòn.
6.1.6 Các chi tiết xiết chặt giữa các mối ghép của bơm chữa cháy khiêng tay như bu lông, đai ốc phải không bị lỏng, tuột do rung lắc trong quá trình vận hành.
6.1.7 Phải làm cùn các cạnh sắc, nhọn ở các mép và các cạnh phía bên ngoài bơm chữa cháy để hạn chế gây thương tích cho người vận hành trong quá trình sử dụng hoặc di chuyển.
6.1.8 Các bộ phận vận hành như: họng hút, họng phun, van đóng mở họng hút, họng phun của bơm chữa cháy, công tắc điện, công tắc nổ máy phải lắp đặt ở các vị trí thuận tiện sao cho dễ thao tác sử dụng, không rung lắc.
6.1.9 Bộ phận truyền động và các bộ phận khác có nhiệt độ cao dễ tiếp xúc và gây bị thương cho người vận hành phải được che phủ bằng một lớp bảo vệ.
6.1.10 Khi bơm chữa cháy hoạt động ở chế độ áp suất bằng 1,5 áp suất danh nghĩa được quy định tại Bảng 1 không bị rò rỉ, nứt, biến dạng.
6.1.11 Khối lượng khô của bơm chữa cháy được quy định Bảng 3:
Bảng 3 - Khối lượng khô của các loại bơm chữa cháy
Loại bơm | Tổng khối lượng khô, kg |
A-1, A-2, B-1, B-2 | Từ 100 đến 150 |
B-3, C-1, C-2 | 100 |
D-1 | 25 |
D2 | 15 |
6.1.12 Đồng hồ đo áp suất (áp kế, chân không kế) đảm bảo yêu cầu hoạt động tốt và phải được nhìn thấy rõ các chỉ số trong mọi điều kiện ánh sáng.
Như vậy, về các yêu cầu kỹ thuật chung của máy bơm ly tâm chữa cháy loại khiêng tay sẽ cần phải đáp ứng như sau:
- Phải được chế tạo phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
- Dễ khởi động và vận hành.
- Thao tác kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa dễ dàng.
- Khung phải được thiết kế gọn gàng, chắc chắn để khi vận hành hạn chế rung lắc, khung được làm từ thép /hoặc chất liệu có độ bền và chống gỉ tương đương /hoặc chất liệu có độ bền tương đương và mạ hoặc sơn chống gỉ.
- Các bộ phận tiếp xúc với nước sử dụng vật liệu chống ăn mòn.
- Các chi tiết xiết chặt giữa các mối ghép của bơm chữa cháy khiêng tay như bu lông, đai ốc phải không bị lỏng, tuột do rung lắc trong quá trình vận hành.
- Phải làm cùn các cạnh sắc, nhọn ở các mép và các cạnh phía bên ngoài bơm chữa cháy để hạn chế gây thương tích cho người vận hành trong quá trình sử dụng hoặc di chuyển.
- Các bộ phận vận hành như: họng hút, họng phun, van đóng mở họng hút, họng phun của bơm chữa cháy, công tắc điện, công tắc nổ máy phải lắp đặt ở các vị trí thuận tiện sao cho dễ thao tác sử dụng, không rung lắc.
- Bộ phận truyền động và các bộ phận khác có nhiệt độ cao dễ tiếp xúc và gây bị thương cho người vận hành phải được che phủ bằng một lớp bảo vệ.
- Khi bơm chữa cháy hoạt động ở chế độ áp suất bằng 1,5 áp suất danh nghĩa được quy định tại Bảng 1 không bị rò rỉ, nứt, biến dạng.
- Khối lượng khô của bơm chữa cháy phải đúng theo bảng 3 của điều này.
- Đồng hồ đo áp suất (áp kế, chân không kế) đảm bảo yêu cầu hoạt động tốt và phải được nhìn thấy rõ các chỉ số trong mọi điều kiện ánh sáng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?