Trong ngành tài chính thì bảng thời hạn bảo quản của tài liệu hình thành phổ biến được quy định thế nào?
- Bảng thời hạn bảo quản tài liệu hình thành phổ biến sẽ được áp dụng cho những loại tài liệu nào?
- Bảng thời hạn bảo quản tài liệu chuyên ngành phân theo từng lĩnh vực hoạt động sẽ được áp dụng cho nhóm tài liệu nào?
- Những tài liệu và hồ sơ trong bảng thời hạn bảo quản sẽ được bảo quản bằng hình thức nào?
Bảng thời hạn bảo quản tài liệu hình thành phổ biến sẽ được áp dụng cho những loại tài liệu nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 155/2013/TT-BTC như sau:
Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu
Ban hành kèm theo Thông tư này Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của ngành tài chính áp dụng đối với các nhóm hồ sơ, tài liệu sau:
A. Tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị
- Nhóm 1: Tài liệu tổng hợp
- Nhóm 2: Tài liệu quy hoạch, kế hoạch, thống kê
- Nhóm 3: Tài liệu tổ chức, cán bộ, đào tạo và bảo vệ chính trị
- Nhóm 4: Tài liệu lao động, tiền lương
- Nhóm 5: Tài liệu tài chính, kế toán, tài sản
- Nhóm 6: Tài liệu xây dựng cơ bản
- Nhóm 7: Tài liệu khoa học công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin
- Nhóm 8: Tài liệu hợp tác quốc tế
- Nhóm 9: Tài liệu thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Nhóm 10: Tài liệu thi đua, khen thưởng
- Nhóm 11: Tài liệu pháp chế
- Nhóm 12: Tài liệu xuất bản, báo chí, tuyên truyền
- Nhóm 13: Tài liệu hành chính văn thư, lưu trữ, quản trị công sở
- Nhóm 14: Tài liệu của tổ chức Đảng
- Nhóm 15: Tài liệu của tổ chức Công đoàn
- Nhóm 16: Tài liệu của tổ chức Đoàn Thanh niên
...
Theo quy định trên thì Bảng thời hạn bảo quản tài liệu hình thành phổ biến sẽ được áp dụng cho 16 nhóm tài liệu như:
- Tài liệu tổng hợp;
- Tài liệu quy hoạch, kế hoạch, thống kê;
- Tài liệu tổ chức, cán bộ, đào tạo và bảo vệ chính trị;
- Tài liệu lao động, tiền lương;
- Tài liệu tài chính, kế toán, tài sản;
- Tài liệu xây dựng cơ bản;
- Tài liệu khoa học công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin;...
Bảo quản tài liệu (Hình từ Internet)
Bảng thời hạn bảo quản tài liệu chuyên ngành phân theo từng lĩnh vực hoạt động sẽ được áp dụng cho nhóm tài liệu nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 155/2013/TT-BTC như sau:
Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu
...
B. Tài liệu chuyên ngành phân theo từng lĩnh vực hoạt động
- Nhóm 1: Tài liệu quản lý tài chính - ngân sách
- Nhóm 2: Tài liệu quản lý vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước
- Nhóm 3: Tài liệu quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán
- Nhóm 4: Tài liệu quản lý nợ và tài chính đối ngoại
- Nhóm 5: Tài liệu quản lý tài chính doanh nghiệp
- Nhóm 6: Tài liệu quản lý nhà nước về giá
- Nhóm 7: Tài liệu quản lý tài chính ngân hàng và các tổ chức tài chính
- Nhóm 8: Tài liệu quản lý và giám sát bảo hiểm
- Nhóm 9: Tài liệu quản lý công sản
- Nhóm 10: Tài liệu lĩnh vực thuế nội địa
- Nhóm 11: Tài liệu lĩnh vực hải quan và thuế xuất nhập khẩu
- Nhóm 12: Tài liệu lĩnh vực kho bạc Nhà nước
- Nhóm 13: Tài liệu lĩnh vực dự trữ Nhà nước
- Nhóm 14: Tài liệu lĩnh vực chứng khoán
- Nhóm 15: Tài liệu lĩnh vực giáo dục đào tạo
Như vậy, Bảng thời hạn bảo quản tài liệu chuyên ngành phân theo từng lĩnh vực hoạt động được áp dụng cho 15 nhóm tài liệu khác nhau
Những tài liệu và hồ sơ trong bảng thời hạn bảo quản sẽ được bảo quản bằng hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 155/2013/TT-BTC như sau:
Sử dụng Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu
1. Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ngành tài chính dùng để xác định thời hạn bảo quản cho các hồ sơ, tài liệu hình thành trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành tài chính. Thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ngành tài chính được quy định gồm hai mức như sau:
- Bảo quản vĩnh viễn: là những tài liệu được bảo quản không xác định thời gian.
Những hồ sơ, tài liệu thuộc mức này được bảo quản tại lưu trữ hiện hành (lưu trữ cơ quan hoặc lưu trữ cơ quan cấp trên trực tiếp), sau đó được lựa chọn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử khi đến hạn theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Khi lựa chọn tài liệu giao nộp vào Lưu trữ lịch sử, phải xem xét mức độ đầy đủ của khối (phông) tài liệu, những giai đoạn, thời điểm lịch sử; nếu cần thiết có thể nâng các hồ sơ, tài liệu thuộc đối tượng bảo quản có thời hạn lên mức bảo quản vĩnh viễn.
- Bảo quản có thời hạn: là những tài liệu được xác định cụ thể thời hạn bảo quản bằng số năm tính từ ngày văn bản được ban hành, hoặc từ ngày hồ sơ công việc được giải quyết xong.
Những hồ sơ, tài liệu thuộc mức này được bảo quản tại lưu trữ hiện hành (lưu trữ cơ quan hoặc lưu trữ cơ quan cấp trên trực tiếp), đến khi hết hạn bảo quản sẽ được thống kê, trình Hội đồng Xác định giá trị tài liệu của cơ quan xem xét để quyết định tiếp tục giữ lại bảo quản hay loại ra tiêu hủy. Việc tiêu hủy tài liệu hết giá trị phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Theo đó, những tài liệu và hồ sơ trong bảng thời hạn bảo quản sẽ được bảo quản bằng 02 hình thức:
- Bảo quản vĩnh viễn: là những tài liệu được bảo quản không xác định thời gian.
- Bảo quản có thời hạn: là những tài liệu được xác định cụ thể thời hạn bảo quản bằng số năm tính từ ngày văn bản được ban hành, hoặc từ ngày hồ sơ công việc được giải quyết xong.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?