Trong lĩnh vực điện lực, khi sử dụng người chưa được đào tạo chuyên môn về điện để quản lý vận hành, sửa chữa điện thì bị xử phạt như thế nào?
- Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực điện lực?
- Trong lĩnh vực điện lực, khi sử dụng người chưa được đào tạo chuyên môn về điện để quản lý vận hành, sửa chữa điện thì bị xử phạt như thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm vi phạm trong lĩnh vực điện lực là bao lâu?
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực điện lực?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 134/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và mức phạt tiền như sau:
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và mức phạt tiền
1. Hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
c) Đình chỉ hoạt động điện lực có thời hạn; đình chỉ hoạt động dán nhãn năng lượng có thời hạn.
3. Mức phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực điện lực là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính được quy định do tổ chức thực hiện tại Điều 5, Điều 7, Điều 8, từ khoản 2 đến khoản 6 Điều 9, Điều 10, khoản 4 và các khoản từ khoản 6 đến khoản 9 Điều 11, Điều 13, Điều 14, Điều 20, khoản 2 Điều 21, Điều 23, Điều 31 Nghị định này.
Theo đó các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực điện lực bao gồm hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung.
Hình thức xử phạt chính bao gồm phạt cảnh cáo và phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực điện lực là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
Hình thức xử phạt bổ sung bao gồm các hình thức phạt được quy định tại khoản 2 Điều 3 nêu trên.
Vận hành, sửa chữa điện (Hình từ Internet)
Trong lĩnh vực điện lực, khi sử dụng người chưa được đào tạo chuyên môn về điện để quản lý vận hành, sửa chữa điện thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ điểm h khoản 5 Điều 15 Nghị định 134/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về an toàn điện như sau:
Vi phạm quy định về an toàn điện
...
5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
h) Sử dụng hoặc thuê người chưa được đào tạo chuyên môn về điện hoặc chưa được huấn luyện về an toàn điện, chưa được cấp thẻ an toàn điện, thẻ kiểm định viên để làm những công việc quản lý vận hành, sửa chữa lưới điện, nhà máy điện, kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện;
...
Theo đó, việc sử dụng người chưa được đào tạo chuyên môn về điện để quản lý vận hành, sửa chữa điện thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Mức phạt tiền trên là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ gấp 02 lần mức phạt tiền so với cá nhân.
Thời hiệu xử phạt vi phạm vi phạm trong lĩnh vực điện lực là bao lâu?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 134/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt, vi phạm hành chính đã kết thúc, vi phạm hành chính đang được thực hiện, vi phạm hành chính nhiều lần như sau:
Quy định về thời hiệu xử phạt, vi phạm hành chính đã kết thúc, vi phạm hành chính đang được thực hiện, vi phạm hành chính nhiều lần
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm trong lĩnh vực điện lực, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là 01 năm; đối với các hành vi vi phạm về sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.
2. Hành vi vi phạm đã kết thúc, hành vi vi phạm đang được thực hiện được xác định căn cứ quy định tại Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Xử phạt đối với trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần:
a) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần thì vi phạm nhiều lần được áp dụng là tình tiết tăng nặng để người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính được Nghị định này quy định xử phạt theo giá trị, số lượng, khối lượng hoặc loại tang vật, phương tiện vi phạm thì cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần bị xử phạt về từng hành vi vi phạm và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính không áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với từng hành vi vi phạm
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm trong lĩnh vực điện lực là 01 năm; đối với các hành vi vi phạm về sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?