Trong kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu, phương thức kiểm tra giảm được áp dụng đối với những mặt hàng nào?
- Trong kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu, phương thức kiểm tra giảm được áp dụng đối với những mặt hàng nào?
- Hồ sơ đề nghị kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu theo phương thức kiểm tra giảm gồm những tài liệu nào?
- Trình tự kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu theo phương thức kiểm tra giảm được quy định thế nào?
Trong kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu, phương thức kiểm tra giảm được áp dụng đối với những mặt hàng nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về các trường hợp áp dụng phương thức kiểm tra giảm như sau:
Áp dụng phương thức kiểm tra
1. Kiểm tra giảm áp dụng đối với lô hàng, mặt hàng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã được xác nhận đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước đã ký kết Điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm mà Việt Nam là thành viên; có kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu đối với lô hàng, mặt hàng phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Đã có 03 (ba) làn liên tiếp trong vòng 12 tháng đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương thức kiểm tra thông thường;
c) Được sản xuất trong các cơ sở áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương.
...
Theo đó, trong kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu, phương thức kiểm tra giảm được áp dụng đối với những lô hàng, mặt hàng thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 nêu trên.
An toàn thực phẩm nhập khẩu (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu theo phương thức kiểm tra giảm gồm những tài liệu nào?
Theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký kiểm tra theo phương thức kiểm tra giảm như sau:
Hồ sơ đăng ký kiểm tra
1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra theo phương thức kiểm tra giảm bao gồm:
a) Bản tự công bố sản phẩm;
b) 03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra thông thường hoặc bản sao chứng thực hoặc bản chính hợp pháp hóa lãnh sự một trong các Giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực tại thời điểm nộp;
c) Trong trường hợp sản phẩm có nguồn gốc thủy sản và động vật trên cạn, trừ các sản phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn, thì phải có giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (bản chính).
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu theo phương thức kiểm tra giảm gồm những tài liệu được quy định tại khoản 1 Điều 18 nêu trên.
Và trong trường hợp sản phẩm có nguồn gốc thủy sản và động vật trên cạn, trừ các sản phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn, thì phải có giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (bản chính).
Trình tự kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu theo phương thức kiểm tra giảm được quy định thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 15/2018/NĐ-CP về trình tự kiểm tra đối với trường hợp kiểm tra giảm như sau:
Trình tự kiểm tra thực phẩm nhập khẩu
1. Trình tự kiểm tra đối với trường hợp kiểm tra giảm:
a) Khi làm thủ tục hải quan, chủ hàng có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này;
b) Cơ quan hải quan có trách nhiệm chọn ngẫu nhiên tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu thuộc diện kiểm tra giảm trong vòng 01 (một) năm để kiểm tra hồ sơ theo quy định.
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thông quan hàng hóa. Trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu.
...
Như vậy, khi làm thủ tục hải quan, chủ hàng có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định.
Và cơ quan hải quan có trách nhiệm chọn ngẫu nhiên tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu thuộc diện kiểm tra giảm trong vòng 01 (một) năm để kiểm tra hồ sơ theo quy định.
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thông quan hàng hóa.
Trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?