Trong khai thác và trong hoạt động thủy lợi cá nhân và tổ chức có quyền và trách nhiệm gì? Đối với sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi cá nhân, tổ chức có những quyền và trách nhiệm gì?
Trong hoạt động thủy lợi cá nhân và tổ chức quyền và trách nhiệm gì?
Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động thủy lợi, khai thác công trình thủy lợi
Tại Điều 53 Luật Thủy lợi 2017 quy định quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động thủy lợi như sau:
- Sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Tham gia ý kiến về hoạt động thủy lợi theo quy định của pháp luật.
- Đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
- Tham gia giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thủy lợi.
- Tham gia chương trình thông tin, truyền thông, giáo dục nâng cao kiến thức pháp luật về thủy lợi.
- Tham gia xử lý sự cố công trình thủy lợi khi xảy ra thiên tai theo quyết định huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi.
Trong khai thác công trình thủy lợi cá nhân và tổ chức quyền và trách nhiệm gì?
Theo Điều 54 Luật Thủy lợi 2017 quy định quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi như sau:
- Có quyền, trách nhiệm theo quy định tại Điều 53 của Luật này.
- Sử dụng nguồn lực được giao để mở rộng khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi theo quy định của pháp luật; được thu tiền từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi theo hợp đồng.
- Tự chủ đối với phần lợi nhuận từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi. Kế hoạch cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi phải lấy ý kiến và thông báo cho tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
- Thực hiện nội dung quản lý, khai thác công trình thủy lợi quy định tại Điều 20 của Luật này.
- Quản lý, sử dụng đất thuộc phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật.
- Vận hành công trình thủy lợi theo nhiệm vụ thiết kế và quy trình vận hành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Bảo vệ công trình thủy lợi; phòng, chống các hành vi xâm hại hoặc phá hoại công trình thủy lợi.
- Khai thác nước trong công trình thủy lợi.
- Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án ứng phó thiên tai, phương án bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định của Luật này.
- Kiến nghị Ủy ban nhân dân các cấp nơi có công trình thủy lợi thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ, bảo đảm an toàn công trình khi công trình bị xâm hại hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố.
- Kiến nghị chủ sở hữu cấp kinh phí bảo trì, đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, hiện đại hóa, xử lý khắc phục sự cố công trình thủy lợi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra Tòa án giải quyết trong trường hợp tổ chức, cá nhân không trả tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và giải quyết các tranh chấp về hợp đồng.
- Hướng dẫn, củng cố, phát triển tổ chức thủy lợi cơ sở; tổ chức để người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi tham gia xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác và phương án bảo vệ công trình.
- Tham gia hỗ trợ người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi chuyển dịch sang canh tác cây trồng có giá trị kinh tế cao, sử dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
- Đơn phương dừng cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khi công trình không bảo đảm an toàn hoặc nguồn nước trong công trình không bảo đảm; người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi không trả tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi, vi phạm các điều khoản khác của hợp đồng hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Khiếu nại, khởi kiện và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Trong sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi cá nhân và tổ chức quyền và trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 55 Luật Thủy lợi 2017 quy định quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi như sau:
- Có quyền, trách nhiệm theo quy định tại Điều 53 của Luật này.
- Ký kết hợp đồng dịch vụ thủy lợi và thực hiện các điều, khoản đã cam kết trong hợp đồng; sử dụng nước tiết kiệm, an toàn, hiệu quả.
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình thủy lợi công khai kế hoạch cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.
- Tham gia xây dựng kế hoạch khai thác và phương án bảo vệ công trình thủy lợi.
- Tham gia bảo vệ công trình và chất lượng nước trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.
- Tham gia ứng cứu, khắc phục khi công trình thủy lợi xảy ra sự cố theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Khắc phục hậu quả theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khi để xảy ra sự cố đối với công trình hoặc gây ô nhiễm nguồn nước.
- Khiếu nại, khởi kiện và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?