Trong hợp đồng tranh chấp về thương mại, hai bên có quyền thỏa thuận tòa án nơi đặt trụ sở của nguyên đơn không?
- Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi nguyên đơn hoặc bị đơn rút đơn khởi kiện theo quy định pháp luật
- Trong hợp đồng tranh chấp về thương mại, hai bên có quyền thỏa thuận tòa án nơi đặt trụ sở của nguyên đơn không?
- Thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi nguyên đơn hoặc bị đơn rút đơn khởi kiện
- Thay đổi vị trí tố tụng khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện theo quy định pháp luật
Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi nguyên đơn hoặc bị đơn rút đơn khởi kiện theo quy định pháp luật
Căn cứ theo Điều 218 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi nguyên đơn hoặc bị đơn rút đơn khởi kiện như sau:
"Điều 218. Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
1. Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 217 hoặc vì lý do nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước.
3. Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho họ.
4. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm."
Trong hợp đồng tranh chấp về thương mại, hai bên có quyền thỏa thuận tòa án nơi đặt trụ sở của nguyên đơn không?
Trong hợp đồng tranh chấp về thương mại, hai bên có quyền thỏa thuận tòa án nơi đặt trụ sở của nguyên đơn không?
Căn cứ Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
[...]"
Như vậy, các bên có thể thỏa thuận lựa chọn Tòa án nơi đặt trụ sở của nguyên đơn để giải quyết tranh chấp.
Thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi nguyên đơn hoặc bị đơn rút đơn khởi kiện
Căn cứ Điều 219 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của việc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi nguyên đơn hoặc bị đơn rút đơn khởi kiện như sau:
"Điều 219. Thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
1. Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
2. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự."
Thay đổi vị trí tố tụng khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện theo quy định pháp luật
Căn cứ Điều 245 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thay đổi vị trí tố tụng khi nguyên đơn hoặc bị đơn rút đơn khởi kiện cụ thể như sau:
- Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố của mình thì bị đơn trở thành nguyên đơn và nguyên đơn trở thành bị đơn.
- Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người bị khởi kiện theo yêu cầu độc lập trở thành bị đơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?