Trong hợp đồng nhập khẩu bên thuê phương tiện vận tải có phải là bên nhập khẩu không khi điều kiện cơ sở giao hàng là FOB?
Incoterms 2020 là gì? Incoterms 2020 có bao nhiêu điều kiện? FOB là gì?
Incoterms 2020 là gì?
Incoterms là viết tắt của từ International Commercial Terms trong tiếng Anh; thường được dịch sang tiếng Việt là điều kiện thương mại quốc tế, hay là tập quán thương mại quốc tế.
Incoterms do Phòng Thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce - ICC) phát hành.
Theo đó, Incoterms 2020 được hiểu là điều kiện thương mại quốc tế phiên bản năm 2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.
Ngoài ra, một số điểm khác biệt chính giữa Incoterms 2020 so với Incoterms 2010:
- Incoterms 2020 lý giải rõ hơn về Incoterms® ở phần giới thiệu.
- Incoterms 2020 sắp xếp lại các mục nghĩa vụ của các bên để làm rõ hơn nội dung của nghĩa vụ giao hàng và phân chia rủi ro.
- Incoterms 2020 quy định về vận đơn On – board khi giao hàng với điều kiện FCA.
- Theo Incoterms 2020, nghĩa vụ về phân chia chi phí được dời xuống mục A9/B9.
- Incoterms 2020 quy định mức bảo hiểm của CIF và CIP.
- Incoterms 2020 Thay thế điều kiện DAT bằng DPU.
Incoterms 2020 có bao nhiêu điều khoản?
Incoterms 2020 có 11 điều khoản/ điều kiện giao hàng được chia thành 02 nhóm như sau:
Nhóm 1: Các điều kiện sử dụng cho 01/ nhiều phương thức vận tải - bao gồm 07 điều kiện:
- Điều kiện EXW (Ex Works)
- Điều kiện FCA (Free Carrier)
- Điều kiện CPT (Carriage Paid To)
- Điều kiện CIP (Carriage And Insurance Paid To)
- Điều kiện DAP (Delivered At Place)
- Điều kiện DPU (Delivered At Place Unloaded)
- Điều kiện DDP (Delivered Duty Paid)
Nhóm 2: Các điều kiện áp dụng cho vận tải biển và vận tải thủy nội địa:
- Điều kiện FAS (Free Alongside Ship)
- Điều kiện FOB (Free On Board)
- Điều kiện Điều kiện CFR (Cost And Freight)
- Điều kiện CIF (Cost, Insurance and Freight)
FOB là gì?
FOB là viết tắt của từ Free On Board trong tiếng Anh. Như vậy, điều kiện FOB được hiểu là điều kiện giao hàng trên tàu.
Lưu ý: bên nhập khẩu này sẽ được sử dụng cho vận tải biển và thủy nội địa khi mà các bên giao hàng bằng việc đặt chúng lên trên con tàu được chỉ định.
Giao hàng trên tàu có nghĩa là người bán giao hàng lên con tàu do người mua chỉ định tại cảng xếp hàng chỉ định hoặc mua lại hàng hóa đã được giao như vậy.
Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa của người bán sẽ chuyển cho các chủ thể khác khi hàng hóa được xếp lên tàu, và người mua chịu mọi chi phí kể từ thời điểm này trở đi.
Người bán, hoặc phải giao hàng lên trên tàu hoặc mua lại hàng hóa đã được giao như vậy. Từ “mua lại” ở đây áp dụng cho việc bán hàng nhiều lần trong quá trình vận chuyển (bán hàng theo chuỗi) rất phổ biến trong mua bán hàng nguyên liệu.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Thương mại 2005 quy định về áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế:
Theo đó, các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Đối với hợp đồng nhập khẩu bên nhập khẩu có phải là bên thuê phương tiện vận tải khi điều kiện cơ sở giao hàng là FOB không?
Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Có thể nói, trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu, việc xác định đối tượng nào là bên thuê tàu/ thuê tàu theo hình thức nào được tiến hành dựa trên các cơ sở sau:
- Điều kiện cơ sở giao hàng hóa của hợp đồng nhập khẩu
- Khối lượng hàng hóa và đặc điểm của hàng hóa
- Điều kiện vận tải
Bên cạnh đó, còn phải dựa trên các điều kiện khác trong hợp đồng nhập khẩu như: mức tải trọng tối đa của phương tiện, mức bốc dỡ, thưởng phạt bốc dỡ.
Trong đó, nếu điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng là điều kiện FOB thì bên nhập khẩu sẽ là bên tiến hành thuê phương tiện vận tải.
Bởi căn cứ theo điều kiện FOB tại Incoterms 2020: người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc ký kết hợp đồng vận tải.
Đối với trường hợp này, để thực hiện thuê phương tiện vận tải bên nhập khẩu phải thực hiện các nghiệp vụ sau:
- Liên hệ với hãng tàu hoặc đại lý vận tải nhằm lấy lịch trình các chuyến tàu vận chuyển
- Điền vào mẫu đăng ký thuê vận chuyển để thông báo nhu cầu cần vận chuyển
- Hãng tàu và bên nhập khẩu sẽ tiến hành ký kết hợp đồng vận chuyển, có thể bao gồm các nội dung sau:
+ Loại hàng hóa vận chuyển
+ Thể tích, trọng lượng, cước phí
+ Thời gian giao nhận, các điều khoản thưởng phạt do chậm trễ.
Đối với hợp đồng nhập khẩu bên nhập khẩu có phải là bên thuê phương tiện vận tải khi điều kiện cơ sở giao hàng là FOB không? (Hình từ Internet)
Phương tiện vận tải đường thủy nội địa có phải là đối tượng phải làm thủ tục hải quan không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP về đối tượng phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan:
Đối tượng phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan
1. Đối tượng phải làm thủ tục hải quan:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý, sản phẩm văn hóa, di vật, cổ vật, bảo vật, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; các vật phẩm khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trong địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan;
b) Phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Như vậy, phương tiện vận tải đường thủy nội địa là đối tượng phải làm thủ tục hải quan theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?
- 04 nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng? Hợp đồng xây dựng được phân loại theo các tiêu chí nào?
- Lịch âm dương 2024, Lịch vạn niên 2024 mới nhất: Còn bao nhiêu ngày nữa hết năm 2024 dương và âm lịch?
- Mẫu phương án thanh lý rừng trồng mới nhất là mẫu nào? Thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng?