Trong hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương có bao gồm công tác hỗ trợ nghiên cứu hàng hóa không?
- Trong hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương có bao gồm công tác hỗ trợ nghiên cứu hàng hóa không?
- Hoạt động hỗ trợ nghiên cứu hàng hóa trong xúc tiến thương mại sẽ bao gồm các hoạt động gì?
- Các tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài có được phép sử dụng danh nghĩa nhà nước Việt Nam trong quá trình hoạt động không?
Trong hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương có bao gồm công tác hỗ trợ nghiên cứu hàng hóa không?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 28/2018/NĐ-CP quy định về nội dung hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương như sau:
Nội dung hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương
1. Hoạt động kết nối giao thương, tham gia hệ thống phân phối ở nước ngoài và tại Việt Nam.
2. Hỗ trợ phát triển, vận hành hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương.
3. Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
4. Đào tạo, nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, phát triển thị trường.
5. Các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hoạt động hỗ trợ nghiên cứu, phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa sẽ nằm trong nội dung hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương.
Trong hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương có bao gồm công tác hỗ trợ nghiên cứu hàng hóa không? (Hình từ Internet)
Hoạt động hỗ trợ nghiên cứu hàng hóa trong xúc tiến thương mại sẽ bao gồm các hoạt động gì?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 28/2018/NĐ-CP quy định về hoạt động hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa như sau:
Hoạt động hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa
1. Hỗ trợ nghiên cứu sản phẩm, ngành hàng, thị trường
a) Xây dựng và phát hành thông tin, cơ sở dữ liệu về sản phẩm, ngành hàng, thị trường; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, áp dụng và tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn, Điều kiện của các tổ chức nhập khẩu, cam kết quốc tế về sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Tổ chức và tham gia các Chương trình khảo sát, hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu thông tin về sản phẩm, ngành hàng, thị trường;
c) Hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn trong nước và nước ngoài cung cấp thông tin về phát triển sản phẩm, ngành hàng, thị trường;
d) Tổ chức tuyên truyền quảng bá các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu trên các phương tiện truyền thông trong nước và nước ngoài.
2. Hỗ trợ, nâng cao năng lực thiết kế nhằm phát triển sản phẩm và thị trường cho doanh nghiệp
a) Đào tạo, tập huấn, phổ biến kiến thức nâng cao năng lực thiết kế, phát triển sản phẩm cho các doanh nghiệp và các nhà thiết kế;
b) Tổ chức hoạt động tư vấn, thuê chuyên gia tư vấn, hỗ trợ thực hiện thiết kế, phát triển sản phẩm;
c) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thiết kế phát triển sản phẩm;
d) Tổ chức hoạt động kết nối giữa doanh nghiệp với các nhà thiết kế;
đ) Tuyên truyền quảng bá về phát triển thiết kế;
e) Các hoạt động khác liên quan tới hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực thiết kế.
3. Hỗ trợ, nâng cao năng lực xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu.
4. Các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển sản phẩm, ngành hàng, thị trường cụ thể khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.
Từ quy định trên thì công tác hỗ trợ nghiên cứu hàng hóa trong nội dung hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương sẽ bao gồm các hoạt động sau:
(1) Xây dựng và phát hành thông tin, cơ sở dữ liệu về sản phẩm, ngành hàng, thị trường; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, áp dụng và tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn, Điều kiện của các tổ chức nhập khẩu, cam kết quốc tế về sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu;
(2) Tổ chức và tham gia các Chương trình khảo sát, hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu thông tin về sản phẩm, ngành hàng, thị trường;
(3) Hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn trong nước và nước ngoài cung cấp thông tin về phát triển sản phẩm, ngành hàng, thị trường;
(4) Tổ chức tuyên truyền quảng bá các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu trên các phương tiện truyền thông trong nước và nước ngoài.
Các tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài có được phép sử dụng danh nghĩa nhà nước Việt Nam trong quá trình hoạt động không?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 28/2018/NĐ-CP quy định về về nguyên tắc hoạt động tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài như sau:
Nguyên tắc hoạt động
1. Các tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam được thành lập và hoạt động tại nước ngoài phải tuân thủ theo pháp luật của Việt Nam và pháp luật nước sở tại.
2. Các tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài không thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ không được sử dụng danh nghĩa nhà nước Việt Nam trong quá trình thành lập, hoạt động.
Như vậy, chỉ những tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ mới được phép sử dụng danh nghĩa nhà nước Việt Nam trong quá trình thành lập, hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?