Trong hoạt động ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu bên ủy thác có thể uỷ thác cho bên nhận ủy thác mua bán tất cả các hàng hoá lưu thông hợp pháp tại Việt Nam hay không?
- Ủy thác mua bán hàng hóa được hiểu như thế nào?
- Trong hoạt động uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu bên ủy thác có thể ủy thác cho bên nhận uỷ thác mua bán tất cả các hàng hoá lưu thông hợp pháp tại Việt Nam hay không?
- Người ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
Ủy thác mua bán hàng hóa được hiểu như thế nào?
Uỷ thác mua bán hàng hóa (Hình từ Internet)
Theo quy định tại Điều 155 Luật Thương mại 2005 quy định về ủy thác mua bán hàng hóa cụ thể như sau:
Uỷ thác mua bán hàng hóa
Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác.
Như vậy có thể hiểu ủy thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại.
Trong đó, công ty sẽ ủy thác cho một bên khác, bên nhận được ủy thác từ công ty sẽ thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của công ty với những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao từ việc uỷ thác.
Trong hoạt động uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu bên ủy thác có thể ủy thác cho bên nhận uỷ thác mua bán tất cả các hàng hoá lưu thông hợp pháp tại Việt Nam hay không?
Tại Điều 50 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về quản lý hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cụ thể như sau:
Quản lý hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
1. Thương nhân được ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc không phải là hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
2. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, bên ủy thác hoặc bên nhận ủy thác phải có giấy phép, đáp ứng điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu trước khi ký hợp đồng ủy thác hoặc nhận ủy thác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Trường hợp bên ủy thác không phải là thương nhân, trên cơ sở hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật, bên ủy thác được ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Theo đó, thương nhân được uỷ thác cho thương nhân khác xuất khẩu các loại hàng hoá trừ các hàng hoá thuộc danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu hoặc hàng hoá thuộc danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Ví dụ như: Hàng điện tử, điện lạnh đã qua sử dụng là hàng hoá lưu thông hợp pháp ở Việt Nam.
Nhưng nó thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu ban hành theo Thông tư 12/2018/TT-BCT (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 42/2019/TT-BCT, Thông tư 08/2023/TT-BCT) nên bên uỷ thác không thể uỷ thác cho bên nhận uỷ thác mua bán loại hàng hoá này được.
Do đó, trong hoạt động uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu bên uỷ thác không thể uỷ thác cho bên nhận uỷ thác mua bán tất cả các hàng hoá lưu thông hợp pháp tại Việt Nam theo quy định nêu trên.
Người ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định 98/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm về ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa như sau:
Hành vi vi phạm về ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi ủy thác hoặc nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện kinh doanh theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi ủy thác hoặc nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc theo giấy phép xuất khẩu hàng hóa, giấy phép nhập khẩu hàng hóa mà bên ủy thác hoặc bên nhận ủy thác không có hạn ngạch hoặc giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi ủy thác hoặc nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi ủy thác hoặc nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
Căn cứ theo quy định trên, người ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP thì đây là mức phạt với cá nhân, trường hợp với tổ chức mức phạt gấp đôi mức phạt trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Máy điều hòa có phải là hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Thuế suất thuế TTĐB của máy điều hòa là bao nhiêu?
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?