Trong hoạt động quy hoạch thì trình tự thực hiện sẽ diễn ra như thế nào? Trong hoạt động quy hoạch thì thời kỳ quy hoạch được hiểu như thế nào?
Trong hoạt động quy hoạch thì trình tự thực hiện sẽ diễn ra như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Quy hoạch 2017 như sau:
Trình tự trong hoạt động quy hoạch
1. Lập quy hoạch:
a) Lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch;
b) Tổ chức lập quy hoạch.
2. Thẩm định quy hoạch.
3. Quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch.
4. Công bố quy hoạch.
5. Thực hiện quy hoạch.
Theo đó, trình tự trong hoạt động quy hoạch sẽ thực hiện như sau:
- Lập quy hoạch:
+ Lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch;
+ Tổ chức lập quy hoạch.
- Thẩm định quy hoạch.
- Quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch.
- Công bố quy hoạch.
- Thực hiện quy hoạch.
Trong hoạt động quy hoạch thì thời kỳ quy hoạch được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Quy hoạch 2017 như sau:
Thời kỳ quy hoạch
1. Thời kỳ quy hoạch là khoảng thời gian được xác định để làm cơ sở dự báo, tính toán các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cho việc lập quy hoạch.
2. Thời kỳ quy hoạch của các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia là 10 năm. Tầm nhìn của quy hoạch cấp quốc gia là từ 30 năm đến 50 năm. Tầm nhìn của quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh là từ 20 năm đến 30 năm.
Theo đó, thời kỳ quy hoạch là khoảng thời gian được xác định để làm cơ sở dự báo, tính toán các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cho việc lập quy hoạch.
Hoạt động quy hoạch (Hình từ Internet)
Nhà nước có những chính sách nào dành cho hoạt động quy hoạch?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật Quy hoạch 2017 như sau:
Chính sách của nhà nước về hoạt động quy hoạch
1. Nhà nước quản lý phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường theo quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt.
2. Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích và huy động nguồn lực để thúc đẩy phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt.
3. Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài hỗ trợ nguồn lực cho hoạt động quy hoạch bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch.
4. Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động quy hoạch.
5. Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động quy hoạch.
Theo đó, nhà nước có những chính sách cho hoạt động quy hoạch như sau:
- Nhà nước quản lý phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường theo quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt.
- Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích và huy động nguồn lực để thúc đẩy phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt.
- Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài hỗ trợ nguồn lực cho hoạt động quy hoạch bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch.
- Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động quy hoạch.
- Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động quy hoạch.
Hợp tác quốc tế trong hoạt động quy hoạch nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Quy hoạch 2017 như sau:
Hợp tác quốc tế trong hoạt động quy hoạch
1. Hợp tác quốc tế trong hoạt động quy hoạch nhằm bảo đảm hoạt động quy hoạch đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, bảo đảm các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch quy định tại Điều 4 của Luật này.
2. Các hoạt động hợp tác quốc tế chủ yếu trong hoạt động quy hoạch gồm chia sẻ kinh nghiệm, ứng dụng khoa học và công nghệ mới, đào tạo và thu hút nguồn nhân lực cho hoạt động quy hoạch.
3. Hợp tác quốc tế trong hoạt động quy hoạch phải phù hợp với đường lối và chính sách đối ngoại của Việt Nam; bảo đảm nguyên tắc hòa bình, hợp tác, hữu nghị cùng phát triển trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cùng có lợi, tôn trọng pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo đó, hợp tác quốc tế trong hoạt động quy hoạch nhằm bảo đảm hoạt động quy hoạch đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, bảo đảm các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch quy định tại Điều 4 của Luật này.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/XH/quy-hoach-dat.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/LVPD/xay-dung-nha-o.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/3/01/HN/luat-dat-dai-1.png)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/DK/quy-hoach-13.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/DK/quy-hoach-14.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/DK/quy-hoach-15.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/DK/co-so-du-lieu-quy-hoach.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/DK/quy-hoach-do-thi-2.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/TD/220728/an-toan-dien-3.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/HQ/quyhoach-dat.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Dự án đầu tư công sử dụng vốn ODA phải lập đề xuất dự án khi nào? Nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn ODA?
- Hành lang an toàn đường bộ từ ngày 1/1/2025 như thế nào? Quản lý, sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ ra sao?
- Mẫu đơn đề nghị sáp nhập hội mới nhất? Hướng dẫn làm đơn đề nghị sáp nhập hội như thế nào?
- Thủ tục gia hạn hoặc điều chỉnh hoạt động liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tại Quyết định 3278 như thế nào?
- Thủ tục đề xuất cơ chế ưu đãi đầu tư theo Quyết định 891 của Bộ Xây dựng thực hiện ở cấp tỉnh như thế nào?