Trong hoạt động hàng không dân dụng có những hành vi nào bị cấm? Những trường hợp nào được khám xét tàu bay?
Những hoạt động hàng không dân dụng phải tuân thủ nguyên tắc gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 về nguyên tắc hoạt động hàng không dân dụng như sau:
Nguyên tắc hoạt động hàng không dân dụng
1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không; bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh và khai thác có hiệu quả tiềm năng về hàng không phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải; phát triển đồng bộ cảng hàng không, sân bay, hoạt động bay, phương tiện vận tải và các nguồn lực khác; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
3. Cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động hàng không dân dụng.
4. Mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Theo đó, các hoạt động hàng không dân dụng phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không;
+ Bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh và khai thác có hiệu quả tiềm năng về hàng không phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
+ Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải;
+ Phát triển đồng bộ cảng hàng không, sân bay, hoạt động bay, phương tiện vận tải và các nguồn lực khác;
+ Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
+ Cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động hàng không dân dụng.
+ Mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Trong hoạt động hàng không dân dụng có những hành vi nào bị cấm? (Hình từ internet)
Trong hoạt động hàng không dân dụng có những hành vi nào bị cấm?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 thì các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng không dân dụng bao gồm:
+ Sử dụng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị hàng không mà không có giấy phép phù hợp;
+ Thực hiện nhiệm vụ của nhân viên hàng không mà không có giấy phép, chứng chỉ phù hợp;
+ Thả thiết bị, vật dụng hoặc các vật thể khác vào không trung gây ảnh hưởng đến an toàn bay, môi trường và dân sinh;
+ Bay vào khu vực hạn chế bay, khu vực cấm bay trái quy định;
+ Gây nhiễu, chiếm dụng, khai thác trùng lắp các tần số vô tuyến điện dành riêng cho hoạt động hàng không dân dụng;
+ Làm hư hỏng hệ thống tín hiệu, trang bị, thiết bị, đài, trạm thông tin, điều hành bay, các trang bị, thiết bị khác tại cảng hàng không, sân bay hoặc điều khiển, đưa các phương tiện mặt đất không đáp ứng điều kiện kỹ thuật vào khai thác tại khu bay;
+ Xây dựng công trình kiến trúc, lắp đặt trang bị, thiết bị, trồng cây có khả năng gây ảnh hưởng đến hoạt động bay và hoạt động của các trang bị, thiết bị quản lý vùng trời, quản lý hoạt động bay;
+ Xây dựng trong khu vực cảng hàng không, sân bay, khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay các công trình hoặc lắp đặt các trang bị, thiết bị gây ra nhiều khói, bụi, lửa, khí thải hoặc xây dựng trường bắn hoặc các công trình, lắp đặt các trang bị, thiết bị khác có khả năng ảnh hưởng đến an toàn bay, hoạt động của các trang bị, thiết bị tại cảng hàng không, sân bay;
+ Lắp đặt, sử dụng trong khu vực cảng hàng không, sân bay hoặc khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay các loại đèn, ký hiệu, tín hiệu hoặc các vật thể ảnh hưởng đến việc tàu bay cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay hoặc việc nhận biết cảng hàng không, sân bay;
+ Nuôi, thả chim, gia súc, gia cầm trong khu vực cảng hàng không, sân bay;
+ Can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng;
+ Đưa vũ khí, chất cháy, chất nổ, các vật phẩm nguy hiểm khác lên tàu bay, vào cảng hàng không, sân bay và các khu vực hạn chế khác trái quy định;
+ Phá hủy, gây hư hại, làm biến dạng, di chuyển vật đánh dấu, vật ngăn cách, vật ghi tín hiệu, vật bảo vệ tại cảng hàng không, sân bay; làm hư hại các ký hiệu, thiết bị nhận biết cảng hàng không, sân bay;
+ Đe dọa, uy hiếp an toàn bay, gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác trong tàu bay;
+ Cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm khác.
Tàu bay khi hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện những yêu cầu gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 84 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 về yêu cầu đối với tàu bay và tổ bay khi hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam, cụ thể như sau:
Yêu cầu đối với tàu bay và tổ bay khi hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam
1. Khi hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam, tàu bay phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Bay theo đúng hành trình, đường hàng không, khu vực bay, điểm vào, điểm ra được phép;
b) Duy trì liên lạc liên tục với các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu; tuân thủ sự điều hành, kiểm soát và hướng dẫn của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu;
c) Hạ cánh, cất cánh tại các cảng hàng không, sân bay được chỉ định trong phép bay, trừ trường hợp hạ cánh bắt buộc, hạ cánh khẩn cấp;
d) Tuân theo phương thức bay, Quy chế không lưu hàng không dân dụng.
Theo quy định trên thì tàu bay khi hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện những yêu cầu sau:
+ Bay theo đúng hành trình, đường hàng không, khu vực bay, điểm vào, điểm ra được phép;
+ Duy trì liên lạc liên tục với các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu; tuân thủ sự điều hành, kiểm soát và hướng dẫn của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu;
+ Hạ cánh, cất cánh tại các cảng hàng không, sân bay được chỉ định trong phép bay, trừ trường hợp hạ cánh bắt buộc, hạ cánh khẩn cấp;
+ Tuân theo phương thức bay, Quy chế không lưu hàng không dân dụng.
Những trường hợp nào được khám xét tàu bay?
Theo quy định tại Điều 45 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 khám xét tàu bay như sau:
Khám xét tàu bay
1. Giám đốc Cảng vụ hàng không và các cơ quan khác có thẩm quyền có quyền quyết định khám xét tàu bay trong các trường hợp sau đây:
a) Phát hiện có dấu hiệu vi phạm chủ quyền, an ninh quốc gia, an ninh hàng không, an toàn hàng không;
b) Thành viên tổ bay, hành khách hoặc việc chuyên chở hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư và các vật phẩm khác trong tàu bay vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, kiểm dịch.
2. Người quyết định khám xét tàu bay có trách nhiệm thông báo cho người chỉ huy tàu bay và các cơ quan, tổ chức có liên quan trước khi khám xét.
3. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo cho Giám đốc Cảng vụ hàng không về quyết định khám xét tàu bay để phối hợp thực hiện.
Theo đó, giám đốc Cảng vụ hàng không và các cơ quan khác có thẩm quyền có quyền quyết định khám xét tàu bay trong các trường hợp như:
+ Phát hiện có dấu hiệu vi phạm chủ quyền, an ninh quốc gia, an ninh hàng không, an toàn hàng không;
+ Thành viên tổ bay, hành khách hoặc việc chuyên chở hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư và các vật phẩm khác trong tàu bay vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, kiểm dịch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?