Trong hệ thống điện quốc gia nếu xảy ra sự cố mất điện toàn nhà máy điện thì nhân viên vận hành và Điều độ viên phải xử lý như thế nào?
- Trong hệ thống điện quốc gia nếu xảy ra sự cố mất điện toàn nhà máy điện thì nhân viên vận hành phải xử lý như thế nào?
- Trong hệ thống điện quốc gia nếu xảy ra sự cố mất điện toàn nhà máy điện thì Điều độ viên phải xử lý như thế nào?
- Trực phụ tại nhà máy điện có được xem là nhân viên vận hành nhà máy điện không?
Trong hệ thống điện quốc gia nếu xảy ra sự cố mất điện toàn nhà máy điện thì nhân viên vận hành phải xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 46 Thông tư 28/2014/TT-BCT, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 31/2019/TT-BCT quy định như sau:
Xử lý của Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trung tâm điều khiển khi xảy ra mất điện toàn nhà máy điện
Khi xảy ra mất điện toàn nhà máy điện, Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trung tâm điều khiển hoặc Nhân viên vận hành được Đơn vị quản lý vận hành cử tới nhà máy điện không người trực thực hiện theo trình tự sau:
1. Thực hiện xử lý sự cố theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố do Đơn vị quản lý vận hành ban hành, chuyển đổi sang nguồn điện dự phòng cấp lại điện tự dùng cần thiết cho nhà máy điện.
2. Tiến hành cắt toàn bộ máy cắt trong trạm điện của nhà máy điện. Trường hợp đặc biệt do yêu cầu về kỹ thuật không thể cắt toàn bộ máy cắt thì phải có quy định riêng của Đơn vị quản lý vận hành.
3. Kiểm tra tình trạng các thiết bị trong nhà máy điện, tình trạng các tổ máy phát điện.
4. Báo cáo ngay cho cấp điều độ có quyền điều khiển trạng thái của các máy cắt, tình trạng các tổ máy phát điện.
5. Đảm bảo các thiết bị, các tổ máy phát điện không bị sự cố sẵn sàng hòa điện lại.
6. Đề nghị Cấp điều độ có quyền điều khiển thao tác cô lập đường dây, thiết bị bị sự cố (nếu có).
7. Đề nghị Cấp điều độ có quyền điều khiển phối hợp để nhanh chóng khôi phục lại tự dùng nhà máy điện (nếu sự cố nguồn điện dự phòng).
Theo đó, khi xảy ra sự cố mất điện toàn nhà máy điện trong hệ thống điện quốc gia thì nhân viên vận hành cần xử lý theo quy trình như trên.
Hệ thống điện quốc gia (Hình từ Internet)
Trong hệ thống điện quốc gia nếu xảy ra sự cố mất điện toàn nhà máy điện thì Điều độ viên phải xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 47 Thông tư 28/2014/TT-BCT, được bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 31/2019/TT-BCT quy định như sau:
Xử lý của Điều độ viên khi sự cố mất điện toàn trạm điện, nhà máy điện
1. Thực hiện các biện pháp điều khiển để ngăn chặn sự cố mở rộng.
1a. Đối với trạm điện hoặc nhà máy điện không người trực, thực hiện xử lý sự cố theo Quy trình phối hợp vận hành trạm điện hoặc nhà máy điện không người trực giữa Đơn vị quản lý vận hành và cấp điều độ có quyền điều khiển.
2. Phân tích sự cố, xác định nguyên nhân gây sự cố mất điện toàn trạm điện hoặc nhà máy điện.
3. Lệnh thao tác cô lập đường dây, thiết bị gây sự cố mất điện toàn trạm điện hoặc nhà máy điện.
4. Lệnh khôi phục lại toàn bộ trạm điện hoặc nhà máy điện bị ảnh hưởng bởi sự cố.
5. Hoàn thành Báo cáo sự cố theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống điện do Cấp điều độ có quyền điều khiển ban hành.
Như vậy, trong hệ thống điện quốc gia nếu xảy ra sự cố mất điện toàn nhà máy điện thì Điều độ viên phải xử lý như sau:
- Thực hiện các biện pháp điều khiển để ngăn chặn sự cố mở rộng.
- Đối với nhà máy điện không người trực, thực hiện xử lý sự cố theo Quy trình phối hợp vận hành nhà máy điện không người trực giữa Đơn vị quản lý vận hành và cấp điều độ có quyền điều khiển.
- Phân tích sự cố, xác định nguyên nhân gây sự cố mất điện toàn trạm điện hoặc nhà máy điện.
- Lệnh thao tác cô lập đường dây, thiết bị gây sự cố mất điện toàn trạm điện hoặc nhà máy điện.
- Lệnh khôi phục lại toàn bộ trạm điện hoặc nhà máy điện bị ảnh hưởng bởi sự cố.
- Hoàn thành Báo cáo sự cố theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống điện do Cấp điều độ có quyền điều khiển ban hành.
Trực phụ tại nhà máy điện có được xem là nhân viên vận hành nhà máy điện không?
Căn cứ theo điểm b khoản 8 Điều 3 Thông tư 28/2014/TT-BCT, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 31/2019/TT-BCT quy định như sau:
Nhân viên vận hành là người tham gia trực tiếp điều khiển quá trình sản xuất điện, truyền tải điện và phân phối điện, gồm:
a) Điều độ viên tại các cấp điều độ;
b) Trưởng ca, Trưởng kíp, Trực chính, Trực phụ tại nhà máy điện hoặc tại trung tâm điều khiển nhóm nhà máy điện;
c) Trực chính (hoặc Trưởng kíp), Trực phụ tại trạm điện hoặc tại trung tâm điều khiển nhóm trạm điện;
d) Nhân viên trực thao tác lưu động.
Như vậy, trực phụ tại nhà máy điện cũng là nhân viên vận hành nhà máy điện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?