Trong giao dịch dân sự, bên bảo đảm có thể sử dụng nhiều tài sản bảo đảm cho một khoản vay không? Phạm vi bảo đảm thực hiện của từng tài sản được quy định như thế nào?
- Trong giao dịch dân sự, bên bảo đảm có thể sử dụng nhiều tài sản bảo đảm cho một khoản vay không? Phạm vi bảo đảm thực hiện của từng tài sản được quy định như thế nào?
- Quyền truy đòi tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm không được thực hiện trong trường hợp nào?
- Sau khi hết thời hạn quy định để thực hiện nghĩa vụ thanh toán mà bên bảo đảm chưa hoàn thành nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm được xử lý ra sao?
Trong giao dịch dân sự, bên bảo đảm có thể sử dụng nhiều tài sản bảo đảm cho một khoản vay không? Phạm vi bảo đảm thực hiện của từng tài sản được quy định như thế nào?
Theo Điều 5 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng nhiều biện pháp bảo đảm, bằng nhiều tài sản như sau:
Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng nhiều biện pháp bảo đảm, bằng nhiều tài sản
1. Một nghĩa vụ có thể được bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp bảo đảm. Trường hợp nghĩa vụ này bị vi phạm mà bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm không có thỏa thuận về việc lựa chọn áp dụng biện pháp bảo đảm thì bên nhận bảo đảm lựa chọn biện pháp bảo đảm để áp dụng hoặc áp dụng tất cả các biện pháp bảo đảm.
2. Một nghĩa vụ có thể được bảo đảm thực hiện bằng nhiều tài sản. Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của từng tài sản trong số các tài sản bảo đảm được xác định theo thỏa thuận của bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm. Trường hợp không có thỏa thuận thì bất kỳ tài sản nào trong số đó được dùng để bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
Theo đó, một nghĩa vụ có thể được bảo đảm thực hiện bằng nhiều tài sản. Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của từng tài sản được quy định như sau:
- Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo đảm của từng loại tài sản thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên.
- Trường hợp các bên không có thỏa thuận về phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của từng loại tài sản thì bất kỳ tài sản nào trong số đó được dùng để bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
Đối chiếu với trường hợp của bạn, nếu chị A đồng ý sử dụng nhiều tài sản để thế chấp thì chị được quyền thế chấp số tài sản đó cho khoản vay của mình.
Về phạm vi bảo đảm thực hiện trách nhiệm trả khoản nợ của từng loại tài sản sẽ được thực hiện dựa trên thỏa thuận giữa chị và chị A. Trong trường hợp không có thỏa thuận thì bất kỳ tài sản thế chấp nào của chị đều có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Quyền truy đòi tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm không được thực hiện trong trường hợp nào?
Quyền truy đòi tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm không được thực hiện trong trường hợp nào? (hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về quyền truy đòi tài sản bảo đảm như sau:
Quyền truy đòi tài sản bảo đảm
2. Quyền truy đòi của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm không áp dụng đối với tài sản sau đây:
a) Tài sản bảo đảm đã được bán, được chuyển nhượng hoặc đã được chuyển giao khác về quyền sở hữu do có sự đồng ý của bên nhận bảo đảm và không được tiếp tục dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận;
b) Tài sản thế chấp được bán, được thay thế hoặc được trao đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 321 của Bộ luật Dân sự;
c) Tài sản bảo đảm không còn hoặc bị thay thế bằng tài sản khác quy định tại Điều 21 Nghị định này;
d) Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.
Như vậy, quyền truy đòi tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm không được thực hiện trong các trường hợp sau:
(1) Tài sản bảo đảm đã được bán, được chuyển nhượng hoặc đã được chuyển giao khác về quyền sở hữu do có sự đồng ý của bên nhận bảo đảm và không được tiếp tục dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận;
(2) Tài sản thế chấp được bán, được thay thế hoặc được trao đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015;
(3) Tài sản bảo đảm không còn hoặc bị thay thế bằng tài sản khác quy định tại Điều 21 Nghị định 21/2021/NĐ-CP;
(4) Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành, luật khác liên quan.
Sau khi hết thời hạn quy định để thực hiện nghĩa vụ thanh toán mà bên bảo đảm chưa hoàn thành nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm được xử lý ra sao?
Theo quy định tại Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phương thức xử lý tài sản bảo đảm như sau:
Trường hợp có sự thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thì tài sản bảo đảm được xử lý như sau:
(1) Bán đấu giá tài sản bảo đảm;
(2) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ với bên nhận bảo đảm;
(3) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
(4) Phương thức khác do bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm lựa chọn
Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?