Trong giao dịch chuyển tiền điện tử, người thụ hưởng có thể đồng thời là người khởi tạo hay không?
Trong giao dịch chuyển tiền điện tử, người thụ hưởng có thể đồng thời là người khởi tạo không?
Theo khoản 5 Điều 3 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là giao dịch bằng tiền mặt hoặc ngoại tệ tiền mặt được thực hiện một hoặc nhiều lần trong một ngày, có tổng giá trị bằng hoặc vượt mức quy định.
4. Người khởi tạo là chủ tài khoản hoặc người yêu cầu tổ chức tài chính thực hiện chuyển tiền điện tử trong trường hợp không qua tài khoản.
5. Chuyển tiền điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương thức điện tử theo yêu cầu của người khởi tạo thông qua tổ chức tài chính nhằm chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng tại tổ chức tài chính của người thụ hưởng. Người thụ hưởng có thể là người khởi tạo.
6. Khách hàng là tổ chức, cá nhân đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng dịch vụ, sản phẩm do tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan cung cấp.
7. Chủ sở hữu hưởng lợi là cá nhân có quyền sở hữu trên thực tế một hoặc một số tài sản, có quyền chi phối khách hàng thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản cho cá nhân này; là cá nhân có quyền chi phối một pháp nhân hoặc một thỏa thuận pháp lý.
...
Theo đó, chuyển tiền điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương thức điện tử theo yêu cầu của người khởi tạo thông qua tổ chức tài chính nhằm chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng tại tổ chức tài chính của người thụ hưởng. Trong giao dịch chuyển tiền điện tử thì người thụ hưởng có thể là người khởi tạo.
Trong giao dịch chuyển tiền điện tử, người thụ hưởng có thể đồng thời là người khởi tạo không? (hình từ internet)
Nội dung báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử bao gồm những nội dung gì?
Theo căn cứ tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 09/2023/TT-NHNN thì nội dung báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử tối thiểu gồm các thông tin sau:
- Thông tin về tổ chức tài chính khởi tạo và thụ hưởng bao gồm: tên giao dịch của tổ chức hoặc chi nhánh giao dịch; địa chỉ trụ sở chính (hoặc mã ngân hàng đối với giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước, mã SWIFT đối với chuyển tiền điện tử quốc tế); quốc gia nhận và chuyển tiền;
- Thông tin về khách hàng là cá nhân tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh; số Chứng minh nhân dân hoặc số Căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu; số thị thực nhập cảnh (nếu có); địa chỉ đăng ký thường trú hoặc nơi ở hiện tại khác (nếu có); quốc tịch (theo chứng từ giao dịch);
- Thông tin về khách hàng là tổ chức tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử: tên giao dịch đầy đủ và viết tắt (nếu có); địa chỉ trụ sở chính; số giấy phép thành lập hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế; quốc gia nơi đặt trụ sở chính;
- Thông tin về giao dịch: số tài khoản (nếu có); số tiền; loại tiền; số tiền được quy đổi sang đồng Việt Nam (nếu loại tiền giao dịch là ngoại tệ); lý do, mục đích giao dịch; mã giao dịch; ngày giao dịch;
- Thông tin khác theo yêu cầu của Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền để phục vụ công tác quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền trong từng thời kỳ.
Trong trường hợp nào thì chỉnh sửa, bổ sung báo cáo dữ liệu điện tử về giao dịch chuyển tiền điện tử?
Theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 09/2023/TT-NHNN thì đối tượng báo cáo cần chỉnh sửa, bổ sung báo cáo dữ liệu điện tử về giao dịch chuyển tiền điện tử trong các trường hợp sau đây:
- Khi đối tượng báo cáo phát hiện gửi thiếu báo cáo, đối tượng báo cáo phải có văn bản giải trình và gửi báo cáo bổ sung trong 01 ngày làm việc sau khi có văn bản xác nhận của Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền. Khi đối tượng báo cáo phát hiện thông tin, dữ liệu báo cáo đã gửi cho Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền có sai sót, đối tượng báo cáo phải có văn bản hoặc thư điện tử giải trình, chỉnh sửa và gửi lại báo cáo trong 01 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện;
- Khi đối tượng báo cáo nhận được thông báo của Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền về việc thiếu hoặc sai sót của báo cáo, đối tượng báo cáo phải có văn bản hoặc thư điện tử giải trình, bổ sung hoặc chỉnh sửa và gửi lại báo cáo chậm nhất trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo;
- Khi đối tượng báo cáo nhận được thông báo của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về việc rà soát, bổ sung báo cáo, đối tượng báo cáo phải thông báo cho Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền và có văn bản giải trình, gửi báo cáo chỉnh sửa, bổ sung sau khi có văn bản xác nhận của Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sĩ quan vô ý làm mất hoặc làm hư hỏng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự thì có bị kỷ luật không?
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với các dự án nào?
- Nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách địa phương được phân cấp trong các lĩnh vực nào? Phân cấp nhiệm vụ chi theo nguyên tắc nào?
- Lãnh đạo và chuyên viên nào trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ? Nhiệm vụ của ca trực phòng chống thiên tai đường bộ?
- Quy hoạch xây dựng được quy định thế nào? Yêu cầu và nguyên tắc tuân thủ đối với quy hoạch xây dựng?