Trong công tác quản lý phòng cháy chữa cháy, Bộ Công an là cơ quan thế nào? Đâu là cơ quan tiếp nhận, tổ chức điều tra ban đầu các vụ cháy do Bộ trưởng Bộ Công an giao?

Trong công tác quản lý phòng cháy chữa cháy Bộ Công an là cơ quan thế nào? Quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy theo các nội dung gì? Đâu là cơ quan tiếp nhận, tổ chức điều tra ban đầu các vụ cháy do Bộ trưởng Bộ Công an giao? Câu hỏi của chị My (Đồng Nai).

Trong công tác quản lý phòng cháy chữa cháy Bộ Công an là cơ quan thế nào?

Căn cứ theo Điều 58 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 có quy định:

Cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.
2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an tổ chức thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy.
Chính phủ quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ Quốc phòng trong tổ chức thực hiện phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở quốc phòng và giữa Bộ Công an với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong tổ chức thực hiện phòng cháy và chữa cháy rừng.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương.

Theo đó trong công tác quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy thì Bộ Công an là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy.

Trong công tác quản lý phòng cháy chữa cháy, Bộ Công an là cơ quan thế nào?

Trong công tác quản lý phòng cháy chữa cháy, Bộ Công an là cơ quan thế nào? (Hình từ Internet)

Quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy theo các nội dung gì?

Tại Điều 57 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 (Được sửa đổi bởi khoản 32 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013) có quy định về nội dung quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy như sau:

(1) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phòng cháy và chữa cháy.

(2) Ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

(3) Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy.

(4) Tổ chức và chỉ đạo hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

(5) Tổ chức đào tạo, xây dựng lực lượng, trang bị và quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

(6) Bảo đảm ngân sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; tổ chức bảo hiểm cháy, nổ gắn với hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

(7) Thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế và nghiệm thu công trình xây dựng về phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra, kiểm định kỹ thuật và chứng nhận phù hợp đối với phương tiện, thiết bị, chất, hàng có yêu cầu nghiêm ngặt về phòng cháy và chữa cháy.

(8) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ về phòng cháy và chữa cháy.

(9) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về phòng cháy và chữa cháy; điều tra vụ cháy.

(10) Tổ chức thống kê nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.

(11) Hợp tác quốc tế về phòng cháy và chữa cháy.

Đâu là cơ quan tiếp nhận, tổ chức điều tra ban đầu các vụ cháy do Bộ trưởng Bộ Công an giao?

Về nội dung này tại Điều 10 Thông tư 55/2020/TT-BCA có quy định:

Trách nhiệm của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Tiếp nhận, tổ chức điều tra ban đầu, giải quyết các vụ cháy do Bộ trưởng Bộ Công an giao; phối hợp với Cơ quan điều tra các cấp điều tra vụ cháy, nổ khi có yêu cầu.
2. Khi tiến hành giải quyết ban đầu vụ cháy nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện thẩm quyền điều tra của Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong Công an nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự.
3. Tiếp nhận và xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền vụ cháy không có dấu hiệu tội phạm nhưng có dấu hiệu vi phạm hành chính về phòng cháy, chữa cháy do Cơ quan điều tra chuyển giao.

Theo đó việc tiếp nhận, tổ chức điều tra ban đầu, giải quyết các vụ cháy do Bộ trưởng Bộ Công an giao là trách nhiệm của Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

Bên cạnh đó thì việc tổ chức điều tra phải tuân thủ theo các nguyên tắc tại Điều 3 Thông tư 55/2020/TT-BCA như sau:

Nguyên tắc điều tra và phối hợp điều tra, giải quyết vụ cháy, nổ
1. Tất cả các vụ cháy, nổ xảy ra phải được điều tra, giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chính xác, khách quan, toàn diện theo quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật khác có liên quan, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cảnh sát điều tra và các lực lượng khác trong Công an nhân dân phải phối hợp chặt chẽ khi điều tra, giải quyết vụ cháy, nổ bảo đảm tập trung, thống nhất theo chỉ đạo của Thủ trưởng Công an các cấp; thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bên liên quan.
3. Cơ quan cấp dưới chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ điều tra, giải quyết vụ cháy, nổ của cơ quan cấp trên; cán bộ, chiến sĩ chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
Phòng cháy chữa cháy Tải trọn bộ các quy định về Phòng cháy chữa cháy hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chủ đầu tư có được yêu cầu nhà thầu cung cấp hồ sơ năng lực phòng cháy chữa cháy?
Pháp luật
Dân phòng là gì? Đội dân phòng có phải là tổ chức không? Công dân bao nhiêu tuổi sẽ được tham gia vào đội dân phòng?
Pháp luật
Thời hạn chứng chỉ Phòng cháy chữa cháy hiện nay theo quy định pháp luật là trong bao lâu? Có xin làm tình nguyện trong hoạt động phòng cháy chữa cháy được hay không?
Pháp luật
Danh mục số lượng phương tiện PCCC và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho 01 đội PCCC cơ sở theo Thông tư 55/2024 thế nào?
Pháp luật
Tải về Danh mục số lượng phương tiện PCCC và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho 01 đội PCCC chuyên ngành theo Thông tư 55/2024 ở đâu?
Pháp luật
Gọi điện báo cháy số nào? Gọi xe đến chữa cháy có tốn tiền không? Báo cháy chậm trễ hay báo cháy giả bị phạt thế nào?
Pháp luật
Nhà chung cư bị cháy có bắt buộc phải phá dỡ hay không? Yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy đối với nhà chung cư là gì?
Pháp luật
Kinh doanh spa, massage có yêu cầu phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự hay Giấy phép về phòng cháy chữa cháy không?
Pháp luật
Cháy nhà chung cư phải gọi số nào? Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy với chung cư như thế nào theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Ban hành Thông tư 55/2024 sửa đổi, bổ sung các Thông tư liên quan đến phòng cháy và chữa cháy đúng không?
Pháp luật
Thủ tục xin cấp Giấy phép phòng cháy chữa cháy để mở tiệm cầm đồ cần thực hiện theo những yêu cầu gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng cháy chữa cháy
2,397 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng cháy chữa cháy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng cháy chữa cháy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào