Trong công tác phòng chống tham nhũng, doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập phải thực hiện công khai các nội dung nào?
- Việc xử lý tài sản trong công tác phòng chống tham nhũng tại các cơ quan thuộc Bộ Tài chính được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Trong công tác phòng chống tham nhũng, doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập phải thực hiện công khai các nội dung nào?
- Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập có được thực hiện khép kín hay không?
Việc xử lý tài sản trong công tác phòng chống tham nhũng tại các cơ quan thuộc Bộ Tài chính được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc xử lý tài sản tham nhũng được quy định tại khoản 3 Điều 3 Quy chế phòng chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 45/QĐ-BTC năm 2014 như sau:
Nguyên tắc chung trong phòng, chống tham nhũng
...
e) Cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính có hành vi tham nhũng đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác vẫn phải bị xử lý về hành vi tham nhũng do mình đã thực hiện.
3. Nguyên tắc xử lý tài sản tham nhũng:
a) Cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính phải áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để thu hồi, tịch thu tài sản tham nhũng.
b) Tài sản tham nhũng phải được trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc sung quỹ nhà nước.
c) Người đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát hiện hành vi đưa hối lộ thì được trả lại tài sản đã dùng để hối lộ.
d) Việc tịch thu tài sản tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng được thực hiện bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, việc xử lý tài sản trong công tác phòng chống tham nhũng tại các cơ quan thuộc Bộ Tài chính được thực hiện theo nguyên tắc:
(1) Cơ quan thuộc Bộ Tài chính phải áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để thu hồi, tịch thu tài sản tham nhũng.
(2) Tài sản tham nhũng phải được trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc sung quỹ nhà nước.
(3) Người đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát hiện hành vi đưa hối lộ thì được trả lại tài sản đã dùng để hối lộ.
(4) Việc tịch thu tài sản tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng được thực hiện bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Việc xử lý tài sản trong công tác phòng chống tham nhũng tại các cơ quan thuộc Bộ Tài chính được thực hiện theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Trong công tác phòng chống tham nhũng, doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập phải thực hiện công khai các nội dung nào?
Các nội dung doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện công khai được quy định tại khoản 1 Điều 19 Quy chế phòng chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 45/QĐ-BTC năm 2014 như sau:
Phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập
1. Doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập phải thực hiện công khai các nội dung sau đây:
a) Vốn và tài sản của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp;
b) Vốn và tài sản của doanh nghiệp đầu tư vào công ty con, công ty liên kết;
c) Các khoản đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính;
d) Vốn vay ưu đãi;
đ) Báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán;
e) Việc lập và sử dụng quỹ của doanh nghiệp;
g) Việc bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý;
h) Họ, tên, nhiệm vụ, lương và các khoản thu nhập khác của người trong Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kiểm soát viên, Kế toán trưởng.
2. Hàng năm, doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập phải báo cáo bằng văn bản các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này với Bộ Tài chính (qua Cục Tài chính doanh nghiệp) và Thanh tra Bộ Tài chính.
...
Như vậy, theo quy định, trong công tác phòng chống tham nhũng, doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập phải thực hiện công khai các nội dung sau đây:
(1) Vốn và tài sản của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp;
(2) Vốn và tài sản của doanh nghiệp đầu tư vào công ty con, công ty liên kết;
(3) Các khoản đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính;
(4) Vốn vay ưu đãi;
(5) Báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán;
(6) Việc lập và sử dụng quỹ của doanh nghiệp;
(7) Việc bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý;
(8) Họ, tên, nhiệm vụ, lương và các khoản thu nhập khác của người trong Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kiểm soát viên, Kế toán trưởng.
Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập có được thực hiện khép kín hay không?
Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được quy định tại khoản 3 Điều 19 Quy chế phòng chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 45/QĐ-BTC năm 2014 như sau:
Phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập
...
2. Hàng năm, doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập phải báo cáo bằng văn bản các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này với Bộ Tài chính (qua Cục Tài chính doanh nghiệp) và Thanh tra Bộ Tài chính.
3. Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước phải công khai, minh bạch; không được cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp. Doanh nghiệp được cổ phần hóa có trách nhiệm công khai báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, phương án, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp. Cơ quan cử người đại diện phần vốn của Nhà nước ở doanh nghiệp có trách nhiệm công khai giá trị doanh nghiệp được cổ phần hóa và việc điều chỉnh giá trị doanh nghiệp (nếu có). Việc bán cổ phần lần đầu của doanh nghiệp được cổ phần hóa phải thực hiện bằng phương thức bán đấu giá.
Như vậy, theo quy định, việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập phải công khai, minh bạch; không được cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?