Trong công tác phòng chống rửa tiền khi hiện giao dịch có giá trị lớn thì người báo có trách nhiệm thế nào?
- Trong công tác phòng chống rửa tiền khi hiện giao dịch có giá trị lớn thì người báo có trách nhiệm thế nào?
- Trong việc phòng chống rửa tiền, khi thực hiện báo cáo bằng tệp dữ liệu điện tử được yêu cầu thế nào?
- Trong công tác phòng chống rửa tiền, khi lập báo cáo giao dịch có giá trị lớn cần bảo đảm có những nội dung gì trong báo cáo?
Trong công tác phòng chống rửa tiền khi hiện giao dịch có giá trị lớn thì người báo có trách nhiệm thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 35/2013/TT-NHNN có quy định như sau:
Báo cáo giao dịch có giá trị lớn
1. Khi thực hiện giao dịch có giá trị lớn, đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo cho Cục Phòng, chống rửa tiền bằng văn bản theo mẫu biểu số 02 đính kèm Thông tư này hoặc bằng tệp dữ liệu điện tử theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
2. Trường hợp khách hàng nộp ngoại tệ tiền mặt có giá trị lớn để mua đồng Việt Nam hoặc nộp tiền mặt bằng đồng Việt Nam có giá trị lớn để mua ngoại tệ tiền mặt thì chỉ báo cáo giao dịch nộp tiền mặt.
...
Theo quy định trên thì trong công tác phòng chống rửa tiền, khi thực hiện giao dịch có giá trị lớn, đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo cho Cục Phòng, chống rửa tiền bằng văn bản hoặc bằng tệp dữ liệu điện tử theo quy định.
Trong công tác phòng chống rửa tiền khi hiện giao dịch có giá trị lớn thì người báo có trách nhiệm thế nào? (Hình từ Internet)
Trong việc phòng chống rửa tiền, khi thực hiện báo cáo bằng tệp dữ liệu điện tử được yêu cầu thế nào?
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 35/2013/TT-NHNN thì báo cáo bằng tệp dữ liệu điện tử là báo cáo thể hiện dưới dạng file dữ liệu được truyền qua đường truyền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Khi thực hiện người báo cáo cần bảo đảm:
- Báo cáo bằng tệp dữ liệu điện tử phải theo đúng định dạng, ký hiệu, mã truyền tin, cấu trúc fĩle theo hướng dẫn của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
- Đối tượng báo cáo phải truyền tin theo quy trình do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định và có biện pháp bảo mật thông tin theo quy định tại Điều 29 Luật Phòng, chống rửa tiền 2012.
- Đối tượng báo cáo phải cài đặt phần mềm truyền file do Cục Phòng, chống rửa tiền cung cấp.
- Thời hạn gửi báo cáo: định kỳ cuối ngày làm việc, đối tượng báo cáo phải tổng hợp dữ liệu báo cáo và gửi theo quy định.
Thời hạn gửi chậm nhất là đến 16 giờ ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày phát sinh giao dịch. Nếu ngày tiếp theo trùng với ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần, thì ngày gửi báo cáo là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần đó.
Trong trường hợp gửi chậm, thiếu báo cáo từ 2 (hai) ngày trở lên, đối tượng báo cáo phải giải trình về việc gửi chậm, thiếu cho Cục Phòng, chống rửa tiền.
Trường hợp phát hiện sai sót trong các báo cáo đã gửi thì đối tượng báo cáo phải kịp thời gửi công văn hoặc thư điện tử (email) báo cáo giải trình về những sai sót đó cho Cục Phòng, chống rửa tiền.
- Đối tượng báo cáo phải đăng ký bằng văn bản với Cục Phòng, chống rửa tiền về cán bộ phụ trách báo cáo bằng tệp dữ liệu điện tử, bao gồm các thông tin: họ tên, chức vụ, địa chỉ nơi làm việc, điện thoại, địa chỉ hòm thư điện tử (email) và phải thông báo bằng văn bản khi có sự thay đổi thông tin về cán bộ phụ trách hoặc thay đổi cán bộ phụ trách khác.
Trong công tác phòng chống rửa tiền, khi lập báo cáo giao dịch có giá trị lớn cần bảo đảm có những nội dung gì trong báo cáo?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 35/2013/TT-NHNN quy định báo cáo giao dịch có giá trị lớn cần có các nội dung sau:
(1) Thông tin về khách hàng:
- Đối với khách hàng là cá nhân: họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, quốc tịch (khách hàng có nhiều quốc tịch thì phải ghi đầy đủ các quốc tịch và các địa chỉ đăng ký cư trú tại các quốc gia mang quốc tịch), địa chỉ cư trú tại Việt Nam;
- Đối với khách hàng là tổ chức: tên tổ chức, địa chỉ, quốc gia, mã số thuế; trường hợp tổ chức không có mã số thuế thì bắt buộc phải có số giấy phép hoạt động hoặc quyết định thành lập hoặc giấy đăng ký kinh doanh.
(2) Thông tin về giao dịch:
- Đối với giao dịch có giá trị lớn bằng tiền mặt (đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ): ngày thực hiện giao dịch, số tài khoản (nếu có), loại giao dịch, mã số giao dịch (số tham chiếu duy nhất cho mỗi giao dịch), số tiền giao dịch, loại tiền giao dịch, số tiền được quy đổi sang đồng Việt Nam (theo tỷ giá loại giao dịch tương ứng tại thời điểm phát sinh giao dịch), lý do, mục đích giao dịch, tên, địa điểm nơi phát sinh giao dịch;
- Đối với giao dịch mua, bán vàng có giá trị lớn: ngày thực hiện giao dịch, loại giao dịch, mã số giao dịch (số tham chiếu duy nhất cho mỗi giao dịch), khối lượng (đơn vị: kilogram; liệt kê theo từng loại hàng hóa), giá trị từng giao dịch, tổng giá trị giao dịch trong ngày quy đổi sang đồng Việt Nam, lý do, mục đích giao dịch, tên, địa điểm nơi phát sinh giao dịch;
(3) Thông tin khác được quy định cụ thể trong các mẫu biểu ban hành kèm theo Thông tư 35/2013/TT-NHNN.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?