Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, người dân làm theo vận động nhân công lao động của địa phương thì có được nhận tiền công không?
Mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn mới được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Mục I Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 ban hành kèm theo Quyết định 1600/QĐ-TTg năm 2016 quy định về mục tiêu của chương trình như sau:
"1. Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2020 số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50% (trong đó, mục tiêu phấn đấu của từng vùng, miền là: Miền núi phía Bắc: 28,0%; Đồng bằng sông Hồng: 80%; Bắc Trung Bộ: 59%; Duyên hải Nam Trung Bộ: 60%; Tây Nguyên 43%; Đông Nam Bộ: 80%; Đồng bằng sông Cửu Long: 51%); Khuyến khích mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phấn đấu có ít nhất 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới;
- Bình quân cả nước đạt 15 tiêu chí/xã (trong đó, mục tiêu phấn đấu của từng vùng, miền là: Miền núi phía Bắc: 13,8; Đồng bằng sông Hồng: 18,0; Bắc Trung Bộ: 16,5; Duyên hải Nam Trung Bộ: 16,5; Tây Nguyên: 15,2; Đông Nam Bộ: 17,5; Đồng bằng sông Cửu Long: 16,6); cả nước không còn xã dưới 5 tiêu chí;
- Cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn: giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã;
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn; tạo nhiều mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định cho nhân dân, thu nhập tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2015."
Xây dựng nông thôn mới (Hình từ Internet)
Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, người dân làm theo vận động nhân công lao động của địa phương thì có được nhận tiền công không?
Căn cứ theo khoản 3, điểm g khoản 5 Mục V Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 ban hành kèm theo Quyết định 1600/QĐ-TTg năm 2016 quy định về các giải pháp thực hiện chương trình như sau:
"[...] 3. Đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình:
- Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án, nội dung cụ thể, do hội đồng nhân dân xã thông qua.
[...] 5. Cơ chế hỗ trợ:
g) Chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã) không quy định bắt buộc nhân dân đóng góp, chỉ vận động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương. Cộng đồng và người dân trong xã bàn bạc mức tự nguyện đóng góp cụ thể cho từng dự án, đề nghị Hội đồng nhân dân xã thông qua.
Hộ nghèo tham gia trực tiếp lao động để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương được chính quyền địa phương xem xét, trả thù lao theo mức phù hợp với mức tiền lương chung của thị trường lao động tại địa phương và khả năng cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân địa phương xem xét, quyết định mức thù lao cụ thể sau khi trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ban, ngành, huyện, xã triển khai thực hiện. [...]"
Theo đó nếu là hộ nghèo tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH của được phương thì được xem xét trả thù lao.
Các trường hợp còn lại thông thường được ghi nhận là sự đóng góp tự nguyện của người dân vào việc xây dựng chương trình.
Chương trình xây dựng nông thôn mới gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo Mục III Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 ban hành kèm theo Quyết định 1600/QĐ-TTg năm 2016 quy định về các nội dung thành phần của chương trình như sau:
1) Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
2) Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
3) Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.
4) Giảm nghèo và an sinh xã hội
5) Phát triển giáo dục ở nông thôn.
6) Phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn.
7) Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn.
8) Vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề.
9) Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân.
10) Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn.
11) Nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới và công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; truyền thông về xây dựng nông thôn mới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?