Trong chương trình buổi lễ kết nạp đảng viên, Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ là một trong những nội dung bắt buộc thực hiện?

Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ là một trong những nội dung bắt buộc thực hiện trong chương trình buổi lễ kết nạp đảng viên? Tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp Đảng, người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị bao lâu?

Trong chương trình buổi lễ kết nạp đảng viên, Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ là một trong những nội dung bắt buộc thực hiện?

Theo quy định tại tiểu mục 3.8 Mục 3 Hướng dẫn số 01-HD/TW năm 2021 về tổ chức lễ kết nạp đảng viên thì một trong những nội dung của chương trình buổi lễ kết nạp đó là Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ. Cụ thể:

3. Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại)
...
3.8. Tổ chức lễ kết nạp đảng viên
a) Lễ kết nạp đảng viên phải được tổ chức trang nghiêm; tiến hành kết nạp từng người một (nếu kết nạp từ hai người trở lên trong cùng một buổi lễ).
b) Trang trí lễ kết nạp (nhìn từ dưới lên): Trên cùng là khẩu hiệu “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm”; cờ Đảng, cờ Tổ quốc, tượng hoặc ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh (bên trái), ảnh Mác - Lênin (bên phải), tiêu đề: “Lễ kết nạp đảng viên”.
c) Chương trình buổi lễ kết nạp
- Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca).
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi ủy đọc quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền.
- Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ.
- Đại diện chi ủy nói rõ nhiệm vụ, quyền hạn của đảng viên, nhiệm vụ của chi bộ và phân công đảng viên chính thức giúp đỡ đảng viên dự bị.
- Đại diện cấp ủy cấp trên phát biểu ý kiến (nếu có).
- Bế mạc (hát Quốc ca, Quốc tế ca).
...

Như vậy, Đảng viên đọc lời tuyên thệ trong buổi lễ kết nạp Đảng sau khi đã được Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi uỷ đọc quyết định kết nạp Đảng viên.

Theo đó, lời tuyên thệ là cam kết trang trọng của Đảng viên trước Đảng, thể hiện ý thức trách nhiệm, sự trung thành với mục đích, lý tưởng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gương mẫu trong mọi việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trong chương trình buổi lễ kết nạp đảng viên, Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ là một trong những nội dung bắt buộc thực hiện?

Trong chương trình buổi lễ kết nạp đảng viên, Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ là một trong những nội dung bắt buộc thực hiện? (Hình từ Internet)

Văn bản nào trong hồ sơ xét kết nạp Đảng phải làm lại khi quá 12 tháng kể từ khi lập hồ sơ mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp?

Theo quy định tại tiểu mục 5.4 Mục 5 Hướng dẫn số 01-HD/TW năm 2021 có quy định:

5. Một số vấn đề liên quan đến kết nạp đảng viên và công nhận đảng viên chính thức
...
5.4. Thời hạn sử dụng văn bản trong hồ sơ xét kết nạp người vào Đảng
a) Quá 12 tháng, kể từ khi lập hồ sơ đề nghị xét kết nạp người vào Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp được thì phải làm lại các tài liệu sau:
- Văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ người vào Đảng.
- Nghị quyết giới thiệu đoàn viên vào Đảng của Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc tập thể chi đoàn cơ sở; ban chấp hành công đoàn cơ sở.
- Văn bản thẩm tra bổ sung lý lịch của người vào Đảng nếu có thay đổi so với thời điểm thẩm tra lần trước.
- Ý kiến nhận xét bổ sung của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú đối với người xin vào Đảng.
b) Quá 60 tháng, kể từ ngày người xin vào Đảng được cấp giấy chứng nhận đã học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp, thì chi bộ phải giới thiệu người vào Đảng học lại để được cấp giấy chứng nhận mới trước khi xem xét, kết nạp.
...

Theo đó, nếu quá 12 tháng, kể từ khi lập hồ sơ đề nghị xét kết nạp người vào Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp được thì phải làm lại các tài liệu sau:

(1) Văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ người vào Đảng.

(2) Nghị quyết giới thiệu đoàn viên vào Đảng của Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc tập thể chi đoàn cơ sở; ban chấp hành công đoàn cơ sở.

(3) Văn bản thẩm tra bổ sung lý lịch của người vào Đảng nếu có thay đổi so với thời điểm thẩm tra lần trước.

(4) Ý kiến nhận xét bổ sung của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú đối với người xin vào Đảng.

Đảng viên dự bị có quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng không?

Căn cứ Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định quyền của Đảng viên như sau:

Điều 3.
Đảng viên có quyền:
1. Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
3. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
4. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.

Theo đó, Đảng viên dự bị không có quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.

Tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp Đảng, người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị bao lâu?

Căn cứ Điều 5 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định quyền của Đảng viên như sau:

Điều 5.
1. Người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị mười hai tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ.
2. Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp; nếu không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên dự bị.
3. Nghị quyết của chi bộ về đề nghị công nhận đảng viên chính thức phải được cấp uỷ có thẩm quyền quyết định.
4. Đảng viên đã được công nhận chính thức thì tuổi đảng của đảng viên tính từ ngày ghi trong quyết định kết nạp.

Như vậy, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp Đảng, người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng.

Kết nạp đảng viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trong chương trình buổi lễ kết nạp đảng viên, Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ là một trong những nội dung bắt buộc thực hiện?
Pháp luật
Biên bản họp Chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên mới 2024? Tải về Biên bản họp Chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên 2024?
Pháp luật
Điều kiện kết nạp đảng viên năm 2024 là gì? Đảng viên có các quyền và nghĩa vụ gì theo quy định?
Pháp luật
Đảng viên được xăm hình con rồng trên lưng không? Người xăm hình có được kết nạp vào Đảng hay không?
Pháp luật
Viên chức có người thân bị kết án tù treo thì có được kết nạp đảng viên không? Thời kỳ dự bị trước khi được kết nạp Đảng của viên chức được quy định ra sao?
Pháp luật
Chi bộ nơi đảng viên sinh hoạt tạm thời cần chuẩn bị hồ sơ gì để gửi về chi bộ nơi đảng viên sinh hoạt chính thức?
Pháp luật
Mẫu lời tuyên thệ khi kết nạp Đảng viên mới trong lễ kết nạp Đảng viên 2023? Tải mẫu lời tuyên thệ về ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kết nạp đảng viên
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
67 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kết nạp đảng viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kết nạp đảng viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào