Trồng cây ăn quả trong phạm vi phần đất dành cho đường bộ, người dân có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
Người dân có được trồng cây ăn quả trong phạm vi phần đất dành cho đường bộ hay không?
Phần đất dành cho đường bộ được quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
Phạm vi đất dành cho đường bộ
1. Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.
...
Theo đó, phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.
Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ (Theo khoản 5 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008).
Tại khoản 3 Điều 43 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định cho phép người dân được được tạm thời sử dụng phạm vi đất dành cho đường bộ vào mục đích nông nghiệp nhưng không được làm ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ, cụ thể tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Khai thác, sử dụng trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ
Đất hành lang an toàn đường bộ được tạm thời sử dụng vào mục đích nông nghiệp, quảng cáo nhưng không được ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ và tuân theo quy định sau đây:
...
2. Trường hợp trồng cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả thì chiều cao của cây không cao quá 0,9 mét (so với mặt đường) ở đoạn nền đường đắp trong khu vực đường cong, nơi giao nhau của đường bộ, giao cắt đường bộ với đường sắt, che khuất tầm nhìn; đối với đường đào thì phải trồng cách mép ngoài dải đất của đường bộ ít nhất là 06 mét.
...
Như vậy, người dân được sử dụng phạm vi phần đất dành cho đường bộ trồng cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả nhưng không được làm ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ.
Các loại cây trồng không cao quá 0,9 mét (so với mặt đường) ở đoạn nền đường đắp trong khu vực đường cong, nơi giao nhau của đường bộ, giao cắt đường bộ với đường sắt, che khuất tầm nhìn.
Đối với đường đào thì phải trồng cách mép ngoài dải đất của đường bộ ít nhất là 06 mét.
Trồng cây ăn quả trong phạm vi phần đất dành cho đường bộ, người dân có thể bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Trồng cây ăn quả trong phạm vi phần đất dành cho đường bộ, người dân bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Việc trồng cây trong phạm vi phần đất dành cho đường bộ được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ
...
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng, khai thác tạm thời trên đất hành lang an toàn đường bộ vào mục đích canh tác nông nghiệp làm ảnh hưởng đến an toàn công trình đường bộ và an toàn giao thông;
b) Trồng cây trong phạm vi đất dành cho đường bộ làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông;
c) Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: Bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5; điểm d, điểm e khoản 6 Điều này;
d) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 5; điểm d, điểm i khoản 6 Điều này;
...
Theo đó, trong trường hợp việc trồng cây ăn quả trong phạm vi đất dành cho đường bộ làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông, người dân có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức.
Người dân có phải di dời cây ăn quả đã trồng trong phạm vi phần đất dành cho đường bộ?
Việc di dời cây trồng trong phạm vi phần đất dành cho đường bộ được quy định tại điểm b khoản 10 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ
...
10. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này buộc phải thu dọn thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản, thiết bị trên đường bộ;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này buộc phải di dời cây trồng không đúng quy định và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
...
Theo đó, người dân phải di dời cây ăn quả đã trồng và khôi phục lại tình trạng ban đầu phần đất trong phạm vi dành cho đường bộ trong trường hợp cây làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?