Trong bước tiến hành điều trị bảo tồn trật khớp gối thì khi nắn chỉnh tư thế người bệnh ra sao? Có cần thiết phải theo dõi sau khi điều trị hay không?
Trong bước tiến hành điều trị bảo tồn trật khớp gối thì khi nắn chỉnh tư thế người bệnh ra sao?
Điều trị bảo tồn trật khớp gối là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.
Căn cứ theo tiểu mục V Mục 39 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn trật khớp gối ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN TRẬT KHỚP GỐI
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Nắn chỉnh: Trật khớp gối làm tổn thương toàn bộ các dây chằng và các phương tiện giữ khớp khác, nên việc nắn vào khớp thường không khó, nhưng nắn xong khớp lại rất dễ trật ra.
- Tư thế người bệnh: Nằm ngửa trên bàn, tốt nhất là bàn chỉnh hình.
- Gây tê tại chỗ hoặc gây mê.
- Hút máu tụ khớp gối ở vùng túi cùng ngoài của cơ tứ đầu đùi.
- Người phụ đứng giữ phần trên người bệnh bằng cách giữ tay qua nách người bệnh. Người nắn chính sẽ giữ chắc cổ và bàn chân người bệnh, kéo thẳng từ từ đến khi xương tự trượt về vị trí bình thường. Nếu xương bánh chè vẫn còn trật thì duỗi thẳng gối đẩy nhẹ nhàng về vị trí.
- Với các trường hợp khó khăn, đưa lên bàn chỉnh hình để kéo nắn.
2. Bất động: ống bột rạch dọc.
2.1. Người bệnh
- Nằm ngửa, gót chân kê cao trên độn gỗ.
- Được cởi hoặc cắt bỏ quần bên bó bột.
- Nếu hút dịch hoặc máu tụ khớp gối, phải đảm bảo nguyên tắc vô trùng: vệ sinh bằng xà phòng, sát trùng cồn 70o rộng rãi, trải toan lỗ đã hấp tiệt trùng, đi găng hấp. Chọc hút: dùng bơm tiêm 20 ml hoặc to hơn, kim to và dài, chọc ở vị trí túi cùng cơ tứ đầu đùi ngoài (phần căng phồng ở phía trên-ngoài của cực trên xương bánh chè). Chỉ cần chọc hút ở 1 vị trí trên, do các túi cùng thông nhau, dịch hoặc máu tụ sẽ ra tốt. Không cố hút hết dịch hoặc máu, còn một ít, dịch hoặc máu sẽ tự tiêu trong 1 vài tuần.
2.2. Các bước tiến hành bó bột:
- Bước 1: Quấn giấy hoặc bông lót, hoặc lông tất jersey, đặt dây rạch dọc mặt trước đùi, gối, cẳng chân. Vùng khớp gối và cổ chân nên độn dầy hơn để đỡ đau và đỡ chèn ép. Đặt dây rạch dọc (với bột cấp cứu) ở phía trước đùi, gối, cẳng chân).
- Bước 2: Đặt nẹp bột: Rải 1 nẹp bột bằng bột khổ rộng theo độ dài đo trước, theo mốc đã định, chú ý vuốt cho nẹp bột phẳng phiu, đỡ cộm khi bó bột.
- Bước 3: Quấn bột: trong khi trợ thủ 1 giữ nẹp bột vào mặt sau đùi, 1 tay dưới đầu trên nẹp, 1 tay dưới khoeo người bệnh, trợ thủ 2 giữ nẹp bột, 1 tay dưới mặt sau cẳng chân, 1 tay dưới đầu nẹp ở cổ chân. Kỹ thuật viên chính tiến hành quấn bột. Dùng bột to bản quấn từ giữa gối, quấn từ dưới lên trên, rồi từ trên xuống dưới kiểu xoáy trôn ốc, quấn đến đâu, trợ thủ viên nhấc tay ra đỡ chân người bệnh ở vị trí khác, 2 trợ thủ viên nhớ dùng cả lòng bàn tay để đỡ bột và thay đổi liên tục vị trí đỡ bột để bột khỏi bị móp,bị lõm. Thường thì bó 6-8 lớp là đủ. Xoa, vuốt, chỉnh trang cho bột nhẵn, phẳng và đẹp. Đỡ bột cho khô dần ở tư thế duỗi (nhưng không để ưỡn tối đa, gây khó chịu khi mang bột).
- Bước 4: Rạch dọc bột (nếu bột cấp cứu).
- Sau 1 tuần chụp kiểm tra, thay bột ống tròn (nếu nhiều máu tụ thì hút, nếu ít, máu sẽ tự tiêu sau 1 vài tuần).
- Thời gian bất động bột: 6 tuần trở lên (có thể bất động đến 8 tuần).
Theo đó, điều trị bảo tồn trật khớp gối thì bước tiến hành nắn chỉnh đầu tiên như sau:
Nắn chỉnh: Trật khớp gối làm tổn thương toàn bộ các dây chằng và các phương tiện giữ khớp khác, nên việc nắn vào khớp thường không khó, nhưng nắn xong khớp lại rất dễ trật ra.
- Tư thế người bệnh: Nằm ngửa trên bàn, tốt nhất là bàn chỉnh hình.
- Gây tê tại chỗ hoặc gây mê.
- Hút máu tụ khớp gối ở vùng túi cùng ngoài của cơ tứ đầu đùi.
- Người phụ đứng giữ phần trên người bệnh bằng cách giữ tay qua nách người bệnh.
Người nắn chính sẽ giữ chắc cổ và bàn chân người bệnh, kéo thẳng từ từ đến khi xương tự trượt về vị trí bình thường.
Nếu xương bánh chè vẫn còn trật thì duỗi thẳng gối đẩy nhẹ nhàng về vị trí.
- Với các trường hợp khó khăn, đưa lên bàn chỉnh hình để kéo nắn.
Như vậy, trong bước tiến hành điều trị bảo tồn trật khớp gối thì khi nắn chỉnh tư thế người bệnh sẽ được cho nằm ngửa trên bàn, tốt nhất là bàn chỉnh hình.
Điều trị bảo tồn (Hình từ Internet)
Bệnh nhân sau khi điều trị bảo tồn trật khớp gối thì có cần thiết phải theo dõi hay không?
Căn cứ theo tiểu mục VI Mục 39 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn trật khớp gối ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN TRẬT KHỚP GỐI
...
VI. THEO DÕI
- Trật khớp gối nắn thì dễ, nhưng vấn đề theo dõi lại vô cùng quan trọng, vì thương tổn vùng gối thường nặng. Phải thăm khám đánh giá đúng mức độ thương tổn, tránh bỏ sót những đụng dập mạch máu, mặc dù ban đầu kiểm tra vẫn bắt được mạch.
- Trường hợp nặng hoặc cần theo dõi chèn ép: cho vào viện theo dõi nội trú.
- Người bệnh được kê chân cao, theo dõi sát mạch mu chân và chày sau, vận động và cảm giác cũng như màu sắc, nhiệt độ của ngón chân trong vòng 5-7 ngày đầu (1 vài ngày đầu phải kiểm tra đánh giá hàng giờ).
Như vậy, theo quy định trên thì bệnh nhân sau khi điều trị bảo tồn trật khớp gối thì nhưng vấn đề theo dõi lại vô cùng quan trọng, vì thương tổn vùng gối thường nặng.
Phải thăm khám đánh giá đúng mức độ thương tổn, tránh bỏ sót những đụng dập mạch máu, mặc dù ban đầu kiểm tra vẫn bắt được mạch.
- Trường hợp nặng hoặc cần theo dõi chèn ép: cho vào viện theo dõi nội trú.
- Người bệnh được kê chân cao, theo dõi sát mạch mu chân và chày sau, vận động và cảm giác cũng như màu sắc, nhiệt độ của ngón chân trong vòng 5-7 ngày đầu (1 vài ngày đầu phải kiểm tra đánh giá hàng giờ).
Sau khi điều trị bảo tồn trật khớp gối mà bệnh nhân xảy ra tai biến thì xử lý ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục VII Mục 39 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn trật khớp gối ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN TRẬT KHỚP GỐI
...
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Nếu có tai biến tổn thương mạch máu, hoặc hội chứng khoang phải chuyển mổ cấp cứu càng sớm càng tốt (giải phóng mạch, nối mạch, ghép mạch…).
Như vậy, theo quy định trên thì sau khi điều trị bảo tồn trật khớp gối thì bệnh nhân xảy ra tai biến thì nếu có tai biến tổn thương mạch máu, hoặc hội chứng khoang phải chuyển mổ cấp cứu càng sớm càng tốt (giải phóng mạch, nối mạch, ghép mạch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?