Trong bộ máy hành chính, quyền yêu cầu khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của đại biểu quốc hội được thực hiện như thế nào?
Trong bộ máy hành chính, quyền yêu cầu khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của đại biểu quốc hội được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 34 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
“1. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức phải giải quyết và thông báo bằng văn bản cho đại biểu Quốc hội biết. Quá thời hạn này mà cơ quan, tổ chức không trả lời thì đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu người đứng đầu của cơ quan, tổ chức cấp trên xem xét, giải quyết.”
Như vậy, bạn thấy rằng trong bộ máy hành chính nhà nước khi đại biểu Quốc hội phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức phải giải quyết và thông báo bằng văn bản. Quá thời hạn này mà cơ quan, tổ chức không trả lời thì đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu người đứng đầu của cơ quan, tổ chức cấp trên xem xét, giải quyết.
Quốc hội họp
Quyền yêu cầu cung cấp thông tin là gì?
Căn cứ Điều 35 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
“1. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội yêu cầu theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, bạn thấy rằng trong bộ máy hành chính nhà nước khi đại biểu Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. Hơn nữa, người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội ra sao?
Căn cứ Điều 37 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
“1. Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc đề nghị bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trường hợp đại biểu Quốc hội bị tạm giữ vì phạm tội quả tang thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
2. Đại biểu Quốc hội không thể bị cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu công tác bãi nhiệm, cách chức, buộc thôi việc, sa thải nếu không được Ủy ban thường vụ Quốc hội đồng ý.”
Như vậy, bạn hiểu như sau trong bộ máy hành chính nhà nước thì không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Bên cạnh đó, Trường hợp đại biểu Quốc hội bị tạm giữ vì phạm tội quả tang thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Hơn thế nữa, trong bộ máy hành chính nhà nước đại biểu Quốc hội không thể bị cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu công tác bãi nhiệm, cách chức, buộc thôi việc, sa thải nếu không được Ủy ban thường vụ Quốc hội đồng ý.
Quyền tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân là như thế nào trong bộ máy hành chính nhà nước?
Căn cứ Điều 36 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
“1. Đại biểu Quốc hội có quyền tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân các cấp nơi mình được bầu, có quyền tham gia ý kiến vào các vấn đề quản lý nhà nước, vấn đề liên quan đến đời sống của Nhân dân và các vấn đề khác mà đại biểu quan tâm.
2. Chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp thông báo cho đại biểu Quốc hội ứng cử tại địa phương biết thời gian, nội dung, chương trình kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp mình, mời đại biểu Quốc hội đến dự và cung cấp tài liệu cần thiết.”
Như vậy, trong bộ máy hành chính nhà nước thì đại biểu Quốc hội có quyền tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân các cấp nơi mình được bầu, có quyền tham gia ý kiến vào các vấn đề quản lý nhà nước, vấn đề liên quan đến đời sống của Nhân dân và các vấn đề khác. Hơn hết, Chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp thông báo cho đại biểu Quốc hội ứng cử tại địa phương biết thời gian, nội dung, chương trình kỳ họp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?