Trợ giúp viên pháp lý theo ủy quyền của cá nhân thực hiện khiếu nại tại trụ sở Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện cần xuất trình những giấy tờ gì?
- Khi khiếu nại tại trụ sở Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, người khiếu nại có thể ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại không?
- Trợ giúp viên pháp lý theo ủy quyền của cá nhân thực hiện việc khiếu nại tại trụ sở Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện cần xuất trình những giấy tờ gì?
- Trợ giúp viên pháp lý không có các giấy tờ chứng minh là đại diện hợp pháp thì người tiếp công dân tại trụ sở Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện xử lý như thế nào?
Khi khiếu nại tại trụ sở Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, người khiếu nại có thể ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 12 Luật Khiếu nại 2011 quy định về quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
1. Người khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Tự mình khiếu nại.
Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại;
Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại;
b) Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
c) Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;
...
Theo quy định trên, trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Trợ giúp viên pháp lý (Hình từ Internet)
Trợ giúp viên pháp lý theo ủy quyền của cá nhân thực hiện việc khiếu nại tại trụ sở Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện cần xuất trình những giấy tờ gì?
Căn cứ theo Điều 8 Quy định về quy trình tiếp công dân trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 249/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về xác định tính hợp pháp của người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại như sau:
Xác định tính hợp pháp của người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại
1. Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền để thực hiện việc khiếu nại thì người tiếp công dân đề nghị người được ủy quyền xuất trình văn bản ủy quyền khiếu nại để chứng minh việc đại diện theo ủy quyền hợp pháp của mình.
2. Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại ủy quyền cho luật sư hoặc trợ giúp viên pháp lý thực hiện việc khiếu nại thì người tiếp công dân yêu cầu luật sư hoặc trợ giúp viên pháp lý xuất trình thẻ luật sư, thẻ trợ giúp viên pháp lý và văn bản ủy quyền khiếu nại.
3. Người tiếp công dân kiểm tra phạm vi được ủy quyền, chỉ tiếp nhận để giải quyết trong phạm vi mà người khiếu nại được ủy quyền.
Như vậy, trường hợp cá nhân khiếu nại ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý thực hiện việc khiếu nại thì người tiếp công dân yêu cầu trợ giúp viên pháp lý xuất trình thẻ trợ giúp viên pháp lý và văn bản ủy quyền khiếu nại.
Trợ giúp viên pháp lý không có các giấy tờ chứng minh là đại diện hợp pháp thì người tiếp công dân tại trụ sở Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Quy định về quy trình tiếp công dân trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 249/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Xử lý trường hợp người đại diện của cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại không đúng quy định
Trường hợp người đại diện của cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại không có các giấy tờ chứng minh là đại diện hợp pháp hoặc việc đại diện không theo đúng quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 12 Luật Khiếu nại thì người tiếp công dân không tiếp nhận hồ sơ vụ việc nhưng phải giải thích rõ lý do, hướng dẫn cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại hoặc người đại diện của họ làm các thủ tục cần thiết để thực hiện việc khiếu nại theo đúng quy định.
Theo đó, trường hợp trợ giúp viên pháp lý không có các giấy tờ chứng minh là đại diện hợp pháp thì người tiếp công dân không tiếp nhận hồ sơ vụ việc nhưng phải giải thích rõ lý do, hướng dẫn cá nhân khiếu nại hoặc người đại diện của họ là trợ giúp viên pháp lý làm các thủ tục cần thiết để thực hiện việc khiếu nại theo đúng quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?