Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được thực hiện như thế nào theo quy định hiện nay?
Quy trình giải quyết vụ việc vi phạm hành chính có lập biên bản sẽ được thực hiện theo từng bước như thế nào?
Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục. Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định trình tự, thủ tục chung cho thủ tục xử phạt có lập biên bản vi phạm hành chính bao gồm các bước sau:
* Bước 1: Lập biên bản vi phạm hành chính
Theo Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020.
Theo đó, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ là người có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính khi đang thi hành công vụ mà phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình. Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ gồm người có thẩm quyền xử phạt và người đang thi hành công vụ.
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính nhưng không có thẩm quyền xử phạt chỉ có quyền lập biên bản về những vi phạm thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.
* Bước 2: Xác minh các tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính
Là thủ tục bắt buộc thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt. Tuy nhiên, chỉ xác minh trong trường hợp cần thiết theo quy định tại Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
- Thời điểm tiến hành xác minh: trước hoặc sau khi lập biên bản vi phạm; có thể được thực hiện cùng với các trình tự, thủ tục xử phạt tiếp theo cho đến khi ra quyết định xử phạt.
- Về hình thức: Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải được thể hiện bằng văn bản.
* Bước 3: Xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt và thẩm quyền xử phạt
Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được bổ sung bởi điểm d khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020.
Trong những trường hợp mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt phụ thuộc vào giá trị tang vật vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải xác định giá trị tang vật và phải chịu trách nhiệm về việc xác định đó.
* Bước 4: Giải trình
Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020.
Trong trường hợp đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc quy định mức tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
* Bước 5: Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Khi ban hành quyết định xử phạt, cần chú ý các vấn đề sau:
- Đảm bảo thời hạn ra quyết định xử phạt: trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020.
- Hình thức: theo mẫu ban hành chung tại Nghị định 118/2021/NĐ-CP.
Xử phạt vi phạm hành chính (Hình từ Internet)
Trong những trường hợp nào xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản?
Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được quy định tại Điều 56 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012 áp dụng trong những trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.
Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp nào?
Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp sau đây:
a) Trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật này;
b) Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính;
c) Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 6 hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc khoản 1 Điều 66 của Luật này;
d) Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt;
đ) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Điều 62 của Luật này.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?