Trình tự thủ tục tổ chức tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thuộc quản lý Bộ Y Tế thực hiện như thế nào?
- Người trực tiếp sản xuất thực phẩm có phải thi kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Trình tự thủ tục tổ chức tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thuộc quản lý Bộ Y Tế thực hiện như thế nào?
- Ngoài Bộ Y tế thì còn áp dụng thủ tục tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm đối với đối tượng nào khác?
Người trực tiếp sản xuất thực phẩm có phải thi kiến thức an toàn thực phẩm không?
Người trực tiếp sản xuất thực phẩm có phải thi kiến thức an toàn thực phẩm không? (Hình từ Internet)
Theo Điều 4 Nghị định 67/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế
...
2. Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Điều 5. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
...
2. Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.”
Về việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Cục An toàn thực phẩm ban hành được căn cứ theo Công văn 244/ATTP-NĐTT năm 2020 như sau:
"1. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 thuộc Khoản 3 Điều 2 Chương I Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ quy định người trực tiếp sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống phải chủ cơ sở xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm (thay thế cho Giấy chứng nhận kiến thức về an toàn thực phẩm). Do đó, việc tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm do cá nhân (tự học), do cơ sở tổ chức mời chuyên gia giảng...) và có thể tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả. Chủ cơ sở căn cứ vào kết quả đánh giá đề lập danh sách xác nhận và chịu trách nhiệm đối với kết quả tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm do mình xác nhận."
Từ quy định nêu trên thì hiện nay không bắt buộc nhân viên trực tiếp sản xuất thực phẩm phải thi kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm tại Ban quản lý an toàn thực phẩm.
Và đồng thời các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế không thực hiện việc xác nhận kiến thức cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Chủ cơ sở căn cứ vào kết quả đánh giá đề lập danh sách xác nhận và chịu trách nhiệm đối với kết quả tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm do mình xác nhận.
Trình tự thủ tục tổ chức tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thuộc quản lý Bộ Y Tế thực hiện như thế nào?
Về trình tự thủ tục thực hiện tổ chức tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thuộc quản lý Bộ Y Tế theo quy định tại Quyết định 37/QĐ-ATTP năm 2015, Quyết định 216/QĐ-ATTP năm 2014 như sau:
(1) Doanh nghiệp chuẩn bị bộ tài liệu tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho nhân viên. Tùy vào sản phẩm thuộc cơ quan quản lý nào thì doanh nghiệp chuẩn bị bộ tài liệu tương ứng.
(2) Tiến hành lập quyết định về tổ chức thi xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm. Dựa trên số câu hỏi có sẵn để chọn và soạn thành bộ đề chính thức.
(3) Tổ chức thi kiến thức an toàn thực phẩm cho các nhân viên thuộc đối tượng phải tham gia tập huấn theo quy định pháp luật.
(4) Hội đồng tổ chức thi tiến hành chấm điểm, đánh giá, tổng kết kết quả thi của nhân viên.
(5) Những nhân viên đạt sẽ được doanh nghiệp xác nhận đã tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, lập danh sách hoàn chỉnh và lưu hồ sơ, tài liệu chứng minh đã tập huấn.
Ngoài Bộ Y tế thì còn áp dụng thủ tục tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm đối với đối tượng nào khác?
Theo đó, về các bước tiến hành thủ tục tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm như trên đối với sản phẩm thuộc quản lý Bộ Y Tế thì còn áp dụng sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Công Thương và của Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn theo quy định tại Quyết định 1390/QĐ-BCT năm 2020 và Quyết đinh 381/QĐ-QLCL năm 2014 như sau:
- Về bộ câu hỏi kiểm tra, đáp áp trả lời thực hiện kiểm tra để xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công thương
- Về tài liệu tập huấn và bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản do Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?