Trình tự thủ tục thực hiện xét nghiệm nhiễm mới HIV trong phòng chống HIV/AIDS cần chuẩn bị những gì?

Quản lý thông tin tư vấn trước, sau xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV thực hiện trong phòng chống HIV/AIDS thế nào? Trình tự thủ tục thực hiện xét nghiệm nhiễm mới HIV cần chuẩn bị những gì? - Câu hỏi của anh Khoa đến từ Bình Thuận

Quản lý thông tin tư vấn trước xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV thực hiện trong phòng chống HIV/AIDS như thế nào?

Theo tiểu mục I Mục I Phần II Hướng dẫn thực hiện xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV và sử dụng số liệu xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV trong phòng chống HIV/AIDS do Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 2834/QĐ-BYT năm 2021 như sau:

* Đối tượng từ nguồn xét nghiệm sàng lọc tại cộng đồng chuyển đến

(1) Tư vấn bổ sung cho đối tượng:

- Giải thích nguy cơ lây nhiễm HIV ở giai đoạn mới nhiễm HIV.

- Ý nghĩa, lợi ích của xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV nhằm phục vụ mục đích giám sát dịch và khống chế dịch.

- Giới thiệu quy trình thực hiện và các xét nghiệm tiếp theo.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm nhiễm mới HIV.

(2) Quản lý thông tin tư vấn xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV thực hiện như sau:

- Hoàn thiện phiếu đồng ý xét nghiệm HIV theo quy định tại phụ lục số 01 ban hành kèm theo Hướng dẫn này.

- Thu thập và điền các thông tin đối tượng đến tư vấn theo quy định tại phụ lục số 02 ban hành kèm theo Hướng dẫn này.

- Ghi chép thông tin “Đối tượng đồng ý thực hiện xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV” vào phiếu gửi mẫu xét nghiệm được quy định tại mục 1 phụ lục số 03 ban hành kèm theo Hướng dẫn này.

(3) Chuyển gửi đối tượng đến bộ phận lấy mẫu và thực hiện xét nghiệm.

* Đối tượng tới cơ sở y tế

(1) Thực hiện việc tư vấn bổ sung về xét nghiệm nhiễm mới HIV cho đối tượng xét nghiệm sàng lọc HIV có phản ứng thực hiện theo quy định tại điểm a, khoản 1 mục này.

(2) Quản lý thông tin tư vấn xét nghiệm phát hiện nhiễm mới thực hiện theo quy định tại điểm b, khoản 1 mục này.

(3) Chuyển gửi đối tượng đến bộ phận lấy mẫu và thực hiện xét nghiệm HIV.

Theo đó, quản lý thông tin tư vấn trước xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV thực hiện như sau:

- Hoàn thiện phiếu đồng ý xét nghiệm HIV theo quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Hướng dẫn này.

- Thu thập và điền các thông tin đối tượng đến tư vấn theo quy định tại phụ lục số 02 ban hành kèm theo Hướng dẫn này.

- Ghi chép thông tin “Đối tượng đồng ý thực hiện xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV” vào phiếu gửi mẫu xét nghiệm được quy định tại mục 1 phụ lục số 03 ban hành kèm theo Hướng dẫn này.

Thực hiện xét nghiệm nhiễm mới HIV

Trình tự thủ tục thực hiện xét nghiệm nhiễm mới HIV trong phòng chống HIV/AIDS (hình từ Internet)

Quản lý thông tin tư vấn sau xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV thực hiện trong phòng chống HIV/AIDS như thế nào?

Theo tiểu mục II Mục II Phần II Hướng dẫn thực hiện xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV và sử dụng số liệu xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV trong phòng chống HIV/AIDS do Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 2834/QĐ-BYT năm 2021 có quy định như sau:

II. Tư vấn sau xét nghiệm nhiễm mới HIV
Kết quả xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV chỉ được thông báo cho cán bộ tư vấn để tăng cường các giải pháp can thiệp phù hợp cho đối tượng.
1. Nội dung tư vấn
a. Thực hiện tư vấn sau xét nghiệm HIV theo các quy định hiện hành.
b. Tư vấn bổ sung các nội dung tăng cường theo mục I, phần III của Hướng dẫn này về hướng dẫn sử dụng kết quả xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV.
2. Quản lý thông tin tư vấn xét nghiệm HIV
Ghi chép vào sổ tư vấn các thông tin về kết quả xét nghiệm HIV và giới thiệu chuyển gửi các dịch vụ dự phòng, điều trị sau xét nghiệm.

Trình tự thực hiện xét nghiệm nhiễm mới HIV trong phòng chống HIV/AIDS cần những gì?

Về trình tự thực hiện xét nghiệm nhiễm mới HIV theo tiểu mục I Mục II Phần II Hướng dẫn thực hiện xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV và sử dụng số liệu xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV trong phòng chống HIV/AIDS do Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 2834/QĐ-BYT năm 2021 có quy định như sau:

Bước 1: Xét nghiệm khẳng định HIV

Thực hiện xét nghiệm khẳng định HIV theo quy định tại mục III chương I phần II Quyết định số 2674/QĐ-BYT.

Bước 2: Xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV bằng sinh phẩm nhanh

- Chỉ thực hiện xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV cho các mẫu có đề nghị làm xét nghiệm nhiễm mới HIV ghi trên phiếu gửi mẫu xét nghiệm.

- Thực hiện xét nghiệm nhiễm mới HIV theo hướng dẫn của nhà sản xuất và quy trình quy định tại mục IV phần này.

- Trả kết quả xét nghiệm khẳng định HIV dương tính và kết quả xét nghiệm nhiễm mới HIV bằng sinh phẩm xét nghiệm nhanh cho cơ sở y tế nơi đã gửi mẫu.

- Đóng gói vận chuyển mẫu huyết tương còn lại của các mẫu có kết quả nhiễm mới HIV bằng sinh phẩm nhanh và gửi tới cơ sở thực hiện xét nghiệm tải lượng HIV theo phân vùng chuyển mẫu xét nghiệm tải lượng HIV.

Bước 3: Xét nghiệm tải lượng HIV

Cơ sở xét nghiệm tải lượng HIV thực hiện xét nghiệm theo quy định tại Quyết định 1112/QĐ-BYT ngày 26/3/2019 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn xét nghiệm tải lượng HIV trong theo dõi điều trị HIV/AIDS và trả kết quả xét nghiệm tải lượng HIV cho cơ sở gửi mẫu.

Bước 4: Nhận kết quả xét nghiệm tải lượng HIV

- Phòng xét nghiệm khẳng định HIV nhận kết quả xét nghiệm tải lượng HIV và ghi chép vào sổ xét nghiệm khẳng định HIV.

- Trả kết quả xét nghiệm tải lượng HIV cho cơ sở tư vấn xét nghiệm nơi đã gửi mẫu đồng thời chuyển một bản sao kết quả xét nghiệm tải lượng HIV này cho cơ sở điều trị ARV (nếu đối tượng đã chuyển gửi sang cơ sở điều trị).

Bước 5: Phân tích biện luận kết quả xét nghiệm nhiễm mới HIV

- Kết quả xét nghiệm phát hiện nhiễm mới bằng sinh phẩm nhanh (RTRI) là kết quả sàng lọc tình trạng nhiễm mới HIV ban đầu.

- Để kết luận một trường hợp nhiễm mới HIV cần sử dụng phương cách xét nghiệm kết hợp kết quả xét nghiệm nhiễm mới HIV bằng sinh phẩm xét nghiệm nhanh với kết quả xét nghiệm tải lượng HIV (hay còn gọi là phương cách xét nghiệm RITA) đồng thời khẳng định đối tượng chưa từng điều trị ARV có thể phân tích và biện luận kết quả như sau:

+ Đối với đối tượng có kết quả xét nghiệm nhiễm mới HIV với sinh phẩm nhanh và kết quả xét nghiệm tải lượng HIV ≥1.000 bản sao/ml thì ghi nhận đối tượng nhiễm mới HIV (hay còn gọi là “nhiễm mới HIV”).

+ Đối với đối tượng có kết quả xét nghiệm nhiễm mới HIV bằng sinh phẩm xét nghiệm nhanh và có kết quả xét nghiệm tải lượng HIV <1.000 bản sao/ml thì ghi nhận đối tượng nhiễm HIV lâu (hay còn gọi là “nhiễm lâu”) trừ các trường hợp được quy định tại điểm c mục này.

- Lưu ý một số trường hợp sau:

+ Khi kết quả xét nghiệm bằng sinh phẩm nhanh phát hiện nhiễm mới HIV cho kết quả âm tính với HIV, tiến hành kiểm tra lại quy trình lấy mẫu xét nghiệm xem có nhầm lẫn, sai sót không, khi cần có thể xét nghiệm khẳng định lại hoặc lấy mẫu lại.

+ Khi đối tượng có kết quả xét nghiệm nhiễm mới HIV bằng sinh phẩm nhanh và có kết quả xét nghiệm tải lượng HIV <1.000 bản sao/ml, đồng thời có bằng chứng xác định đối tượng nhiễm HIV dưới 12 tháng (những đối tượng được nghiên cứu theo dõi thuần tập, khi điều trị PrEP hoặc Methadone) thì ghi nhận đối tượng là nhiễm mới HIV.

+ Khi đối tượng có kết quả xét nghiệm nhiễm mới HIV bằng sinh phẩm nhanh và cơ sở y tế không tiếp cận được với xét nghiệm tải lượng HIV, sử dụng xét nghiệm CD4 và các yếu tố liên quan đến lâm sàng để loại trừ, có thể sử dụng kết quả xét nghiệm nhiễm mới bằng sinh phẩm nhanh để ghi nhận báo cáo giám sát.

Bước 6: Ghi chép kết quả xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV

- Ghi bổ sung vào cột ghi chú của sổ xét nghiệm sàng lọc, sổ xét nghiệm khẳng định HIV (mục 2, 3, phụ lục 03, Hướng dẫn này): ghi chép kết quả xét nghiệm phát hiện nhiễm mới bằng sinh phẩm nhanh và kết quả xét nghiệm tải lượng HIV (nếu có).

- Phiếu trả lời kết quả xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV: thực hiện theo mục 4, phụ lục 03 Hướng dẫn này.

HIV/AIDS
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Những nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng theo Nghị định 141/2024 áp dụng từ 15 12 là bệnh nào?
Pháp luật
Ban hành Nghị định 141/2024 quy định chi tiết Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV/AIDS?
Pháp luật
Cán bộ chiến sĩ Công an quản lý đối tượng nhiễm HIV/AIDS ở các trại giam, trại tạm giam có được hưởng chế độ phụ cấp cho công việc này không?
Pháp luật
PEP là gì? Không chỉ định điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP) cho những trường hợp nào?
Pháp luật
Giáo viên có được phép cấm học sinh bị nhiễm HIV tham gia hoạt động ngoại khóa của nhà trường không?
Pháp luật
Quy định trách nhiệm và hành vi cấm đối với người sử dụng lao động trong phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc như thế nào?
Pháp luật
Trong phòng chống HIV/AIDS thì trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV cần đáp ứng điều kiện gì? Phụ nữ mang thai có được chỉ định điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV hay không?
Pháp luật
Tần suất thực hiện báo cáo hoạt động phòng chống HIV/AIDS có bao gồm báo cáo định kỳ hàng tháng hay không?
Pháp luật
Trẻ em nhiễm HIV/AIDS có được xem là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không? Trẻ em nhiễm HIV/AIDS có được cấp thẻ bảo hiểm y tế hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - HIV/AIDS
2,878 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
HIV/AIDS

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về HIV/AIDS

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào