Trình tự, thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép khai thác nước dưới đất trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bị rách được thực hiện như thế nào?
- Trình tự, thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép khai thác nước dưới đất trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bị rách được thực hiện như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép khai thác nước dưới đất trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi nộp cho cơ quan nào?
- Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác nước dưới đất trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có những quyền và nghĩa vụ gì?
Trình tự, thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép khai thác nước dưới đất trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bị rách được thực hiện như thế nào?
Trình tự, thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép khai thác nước dưới đất trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bị rách theo khoản 3 Điều 30 Nghị định 67/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 40/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/08/2023) cụ thể:
Cấp lại giấy phép
1. Giấy phép được cấp lại thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép bị mất, bị rách, hư hỏng;
b) Tên của tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép bị thay đổi do chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức.
2. Hồ sơ cấp lại giấy phép:
a) Trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: Tổ chức cá nhân nộp đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này: Tổ chức cá nhân nộp đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; bản sao các Quyết định do cơ quan có thẩm quyền cấp về việc thay đổi tên doanh nghiệp do chuyển nhượng, sát nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức.
3. Trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép:
a) Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp lại giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép thì trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp lại giấy phép.
4. Thời hạn ghi trong giấy phép cấp lại là thời hạn còn lại của giấy phép đã cấp.
Theo đó, trình tự, thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép khai thác nước dưới đất trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bị rách được thực hiện như sau:
- Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp lại giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép thì trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp lại giấy phép.
Thời hạn ghi trong giấy phép cấp lại là thời hạn còn lại của giấy phép đã cấp.
Trước đây, căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 30 Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp lại giấy phép
1. Giấy phép được cấp lại thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép bị mất, bị rách, hư hỏng;
b) Tên của chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức.
2. Trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép:
a) Trường hợp quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này: Tổ chức, cá nhân nộp đơn đề nghị cấp lại giấy phép trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
b) Trường hợp quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này: Tổ chức, cá nhân nộp đơn đề nghị và tài liệu chứng minh việc thay đổi tên chủ giấy phép trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp lại giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép thì thông báo lý do không cấp lại giấy phép.
3. Thời hạn ghi trong giấy phép cấp lại là thời hạn còn lại của giấy phép đã cấp.
Như vậy trình tự, thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép khai thác nước dưới đất trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bị rách được thực hiện như sau:
- Tổ chức, cá nhân nộp đơn đề nghị cấp lại giấy phép trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp lại giấy phép;
- Trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép thì thông báo lý do không cấp lại giấy phép.
Công trình thủy lợi (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép khai thác nước dưới đất trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi nộp cho cơ quan nào?
Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép khai thác nước dưới đất trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi nộp cho cơ quan thì theo Điều 17 Nghị định 67/2018/NĐ-CP, khoản 1 Điều 2 Nghị định 40/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/08/2023) cụ thể:
Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép
1. Cục Thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép khai thác nước dưới đất trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi nộp cho cơ quan sau:
- Cục Thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trước đây, căn cứ theo Điều 17 Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép
1. Tổng cục Thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Do đó, hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép khai thác nước dưới đất trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi nộp cho cơ quan sau:
- Tổng cục Thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác nước dưới đất trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có những quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo Điều 31, Điều 32 Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có các quyền sau:
1. Thực hiện các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí, thời hạn, quy mô theo quy định của giấy phép.
2. Được Nhà nước bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp quy định trong giấy phép.
3. Được Nhà nước bồi thường thiệt hại trong trường hợp giấy phép bị thu hồi hoặc thay đổi thời hạn vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy định của pháp luật.
4. Đề nghị cơ quan cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép theo quy định.
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có các nghĩa vụ sau:
1. Chấp hành các quy định của Luật Thủy lợi và pháp luật khác có liên quan.
2. Chấp hành các quy định về vị trí, thời hạn, quy mô các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi ghi trong giấy phép đã được cấp.
3. Thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật.
4. Khi tiến hành các hoạt động phải bảo đảm an toàn cho công trình thủy lợi, khắc phục ngay sự cố và bồi thường thiệt hại do hoạt động của mình gây ra.
5. Không làm cản trở hoặc gây thiệt hại đến việc khai thác tổng hợp công trình thủy lợi.
6. Cung cấp đầy đủ, trung thực các dữ liệu, thông tin về các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác nước dưới đất trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có những quyền và nghĩa vụ được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?