Trình tự, thủ tục chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định mới nhất hiện nay là gì?
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài chấm dứt hiệu lực khi nào?
Theo khoản 1 Điều 64 Luật Đầu tư 2020, quy định về việc chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài như sau:
“1. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài chấm dứt hiệu lực trong trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;
b) Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
c) Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;
d) Nhà đầu tư chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài;
đ) Quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư;
e) Tổ chức kinh tế ở nước ngoài bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
g) Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài.”
Như vậy, trường hợp công ty bạn quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư thì Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài của công ty bạn cũng sẽ chấm dứt hiệu lực. Do đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Đầu tư 2020 công ty bạn có trách nhiệm thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư tại nước ngoài theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư và thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Tải về mẫu Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới nhất 2023: Tại Đây
Hồ sơ chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
Hồ sơ chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài bao gồm những gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 87 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, hồ sơ chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
- Bản gốc các Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đã cấp;
- Quyết định chấm dứt dự án đầu tư tại nước ngoài tương ứng với quy định tại Điều 59 của Luật Đầu tư;
- Tài liệu chứng minh nhà đầu tư đã hoàn thành việc kết thúc, thanh lý dự án và chuyển toàn bộ tiền, tài sản, các khoản thu từ kết thúc, thanh lý dự án về nước theo quy định tại Điều 86 của Nghị định 31/2021/NĐ-CP;
- Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư.
Số lượng: Nhà đầu tư nộp 02 bộ hồ (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc).
Trình tự, thủ tục chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định mới nhất hiện nay là gì?
Căn cứ theo Điều 87 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, trình tự, thủ tục chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài được quy định như sau:
(1) Nhà đầu tư nộp 02 bộ Hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc) tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
(2) Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc có nội dung cần được làm rõ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư để hoàn thiện hồ sơ.
(3) Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tình hình giao dịch ngoại hối của nhà đầu tư; việc chấp hành quy định của pháp luật về ngoại hối của nhà đầu tư, các vi phạm và xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền (nếu có);
(4) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra quyết định chấm dứt hiệu lực và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài gửi nhà đầu tư, đồng thời sao gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính hoặc đăng ký thường trú, cơ quan thuế nơi xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư, cơ quan đại diện chủ sở hữu của nhà đầu tư (nếu có).
(5) Trường hợp chấm dứt dự án đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 64 của Luật Đầu tư, trước khi thực hiện việc chuyển toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài và chấm dứt dự án, nhà đầu tư phải thông báo với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
(6) Trường hợp chấm dứt dự án đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 64 của Luật Đầu tư mà nhà đầu tư không thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư, căn cứ Luật Đầu tư và Nghị định này, thực hiện chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài gửi nhà đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan. Sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài bị chấm dứt hiệu lực, nếu nhà đầu tư muốn tiếp tục thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài thì phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định này.
(7) Đối với các dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư, cơ quan quyết định việc đầu tư ra nước ngoài thực hiện chấm dứt dự án và báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài.
Trên đây là trình tự, thủ tục chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định mới nhất hiện nay. Bạn có thể tham khảo để thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo đúng trình tự pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?