Trình tự thành lập Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin truyền thông được thực hiện ra sao?
- Việc thành lập Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin truyền thông phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
- Đề án thành lập Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin truyền thông phải đảm bảo những nội dung chính nào?
- Trình tự thành lập Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin truyền thông được thực hiện ra sao?
Việc thành lập Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin truyền thông phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý được quy định tại Điều 3 Thông tư 26/2021/TT-BTTTT như sau:
Nguyên tắc, điều kiện và thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập
Nguyên tắc, điều kiện và thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2 và 7 Điều 7 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây viết tắt là Nghị định số 120/2020/NĐ-CP).
Theo quy định trên thì việc thành lập Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin truyền thông phải đảm bảo những nguyên tắc được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 120/2020/NĐ-CP như sau:
(1) Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư phải thành lập Hội đồng quản lý để quyết định những vấn đề quan trọng của đơn vị;
(2) Căn cứ vào điều kiện cụ thể, yêu cầu quản lý và quy định của pháp luật chuyên ngành, trường hợp cần thiết, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc thành lập Hội đồng quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 120/2020/NĐ-CP.
Trình tự thành lập Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin truyền thông được thực hiện ra sao? (Hình từ Internet)
Đề án thành lập Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin truyền thông phải đảm bảo những nội dung chính nào?
Nội dung trong đề án thành lập Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 26/2021/TT-BTTTT như sau:
Thủ tục thành lập Hội đồng quản lý
..
2. Đề án thành lập Hội đồng quản lý gồm các nội dung chính như sau:
a) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý;
b) Vị trí, chức năng;
c) Nhiệm vụ và quyền hạn;
d) Cơ cấu tổ chức;
đ) Dự kiến phương án nhân sự của Hội đồng quản lý;
e) Kiến nghị của cơ quan, đơn vị xây dựng đề án thành lập Hội đồng quản lý (nếu có).
Như vậy, trong đề án thành lập Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin truyền thông phải đảm bảo những nội dung chính như sự cần thiết và cơ sở pháp lý; vị trí, chức năng; nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng;...mà một số nội dung khác theo quy định nêu trên.
Trình tự thành lập Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin truyền thông được thực hiện ra sao?
Thủ tục thành lập Hội đồng quản lý được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 26/2021/TT-BTTTT như sau:
Thủ tục thành lập Hội đồng quản lý
1. Thủ tục thành lập Hội đồng quản lý thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 7 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
...
Dẫn chiếu khoản 6 Điều 7 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hội đồng quản lý
...
6. Thủ tục thành lập Hội đồng quản lý
a) Đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này lập hồ sơ gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản này và khoản 7 Điều này để được xem xét, quyết định thành lập Hội đồng quản lý. Hồ sơ đề nghị gồm: Văn bản đề nghị thành lập Hội đồng quản lý; đề án thành lập Hội đồng quản lý; dự thảo Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý; các tài liệu liên quan chứng minh đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này; ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập Hội đồng quản lý; các giấy tờ có liên quan khác (nếu có);
b) Cơ quan, tổ chức thẩm định: Vụ Tổ chức cán bộ hoặc Ban Tổ chức cán bộ là tổ chức thẩm định đối với việc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập; cơ quan chuyên môn tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực tổ chức bộ máy thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan thẩm định đối với việc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và văn bản đề nghị thành lập, văn bản thẩm định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 7 Điều này xem xét, quyết định thành lập Hội đồng quản lý.
...
Theo đó, thủ tục thành lập Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin truyền thông được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Lập và gửi hồ sơ đề nghị
Đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin truyền thông có đủ điều kiện thành lập Hội đồng quan lý lập hồ sơ gửi Vụ Tổ chức cán bộ hoặc Ban Tổ chức cán bộ và cơ quan quy định tại khoản 7 Điều 7 Nghị định 120/2020/NĐ-CP để được xem xét, quyết định thành lập Hội đồng quản lý.
Hồ sơ đề nghị gồm:
- Văn bản đề nghị thành lập Hội đồng quản lý;
- Đề án thành lập Hội đồng quản lý;
- Dự thảo Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý;
- Các tài liệu liên quan chứng minh đủ điều kiện theo quy định;
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập Hội đồng quản lý;
- Các giấy tờ có liên quan khác (nếu có);
Bước 2: Thẩm định hồ sơ
- Vụ Tổ chức cán bộ hoặc Ban Tổ chức cán bộ là tổ chức thẩm định đối với việc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập;
- Cơ quan chuyên môn tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực tổ chức bộ máy thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan thẩm định đối với việc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Bước 3: Ra quyết định thành lập
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ căn cứ vào nguyên tắc thành lập hội đồng, điều kiện thành lập của đơn vị sự nghiệp công lập và văn bản đề nghị thành lập, văn bản thẩm định để tiến hành xem xét, quyết định thành lập Hội đồng quản lý.
Lưu ý: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập sẽ bao gồm:
(1) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và người đứng đầu tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập quyết định thành lập và phê duyệt Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập;
(2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập và phê duyệt Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Tùy vào tình chất của đơn vị sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý của cơ quan nào mà sẽ gửi hồ sơ đề nghị thành lập Hội đồng quản lý đến cơ quan đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?