Trình tự quyết định chương trình giám sát hằng năm của Thường trực Hội đồng nhân dân như thế nào?
Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định chương trình giám sát hằng năm của mình căn cứ vào đâu?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 67 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về giải trình tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân như sau:
Chương trình giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân
1. Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định chương trình giám sát hằng năm của mình căn cứ vào chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân và ý kiến của các thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân, đề nghị của các Ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và ý kiến, kiến nghị của cử tri ở địa phương.
Chậm nhất là 05 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp cuối năm của Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân đề nghị giám sát đưa vào chương trình giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân. Đề nghị giám sát phải nêu rõ sự cần thiết, nội dung, phạm vi, đối tượng giám sát.
Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, bộ phận giúp việc Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã tập hợp, tổng hợp đề nghị giám sát trình Thường trực Hội đồng nhân dân.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định chương trình giám sát hằng năm của mình căn cứ vào:
- Chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân
- Ý kiến của các thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân
- Đề nghị của các Ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp
- Ý kiến, kiến nghị của cử tri ở địa phương.
Lưu ý: Chậm nhất là 05 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp cuối năm của Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân đề nghị giám sát đưa vào chương trình giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân.
Đề nghị giám sát phải nêu rõ sự cần thiết, nội dung, phạm vi, đối tượng giám sát.
Trình tự quyết định chương trình giám sát hằng năm của Thường trực Hội đồng nhân dân như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự quyết định chương trình giám sát hằng năm của Thường trực Hội đồng nhân dân như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 thì chương trình giám sát hằng năm được Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày bế mạc kỳ họp cuối năm trước của Hội đồng nhân dân.
Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét quyết định chương trình giám sát hằng năm theo trình tự sau đây:
- Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu bộ phận giúp việc Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã trình dự kiến chương trình giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân;
- Thường trực Hội đồng nhân dân thảo luận;
- Thường trực Hội đồng nhân dân thông qua chương trình giám sát.
Đoàn giám sát chuyên đề của Thường trực Hội đồng nhân dân do ai làm Trưởng đoàn?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 như sau:
Giám sát chuyên đề của Thường trực Hội đồng nhân dân
1. Căn cứ vào chương trình giám sát, Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định thành lập Đoàn giám sát chuyên đề.
Quyết định thành lập Đoàn giám sát phải xác định rõ đối tượng, phạm vi, nội dung, kế hoạch giám sát, thành phần Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
Đoàn giám sát do một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Ủy viên của Thường trực Hội đồng nhân dân làm Trưởng đoàn, các thành viên khác gồm đại diện của Ban của Hội đồng nhân dân và một số đại biểu Hội đồng nhân dân. Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận có thể được mời tham gia Đoàn giám sát.
2. Đoàn giám sát có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng đề cương báo cáo để cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát báo cáo;
b) Thông báo nội dung, kế hoạch, đề cương báo cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ra quyết định thành lập Đoàn giám sát; thông báo chương trình và thành phần Đoàn giám sát chậm nhất là 10 ngày trước ngày Đoàn làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát;
c) Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát, giải trình vấn đề mà Đoàn giám sát quan tâm;
đ) Xem xét, xác minh, mời chuyên gia tư vấn về vấn đề mà Đoàn giám sát xét thấy cần thiết;
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Đoàn giám sát chuyên đề của Thường trực Hội đồng nhân dân do 01 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Ủy viên của Thường trực Hội đồng nhân dân làm Trưởng đoàn.
Xem thêm: Kỳ họp của Thường trực Hội đồng nhân dân được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 10 bài nhạc Giáng sinh tiếng Anh hay? Xử phạt hành vi xúc phạm tâm linh khi tham gia lễ hội vào đêm Giáng sinh 25 12 thế nào?
- Quy chế thực hiện chế độ tiền thưởng với công chức, người lao động tại các tổ chức thuộc Sở Nội vụ TPHCM mới nhất?
- Mẫu chương trình công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ủy? Làm trái quy định công tác kiểm tra, giám sát bị kỷ luật bằng hình thức gì?
- Quỹ tiền thưởng theo Nghị định 73 là gì? Hướng dẫn sử dụng Quỹ tiền thưởng theo Nghị định 73 chi tiết?
- Hóa đơn chứng từ giả là gì? Hệ thống thông tin về hóa đơn chứng từ phải được xây dựng và quản lý như thế nào?