Trình tự phát triển phần mềm nghiệp vụ Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có các giai đoạn như thế nào?
- Phần mềm nghiệp vụ Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được phát triển dựa theo nguyên tắc nào?
- Phần mềm nghiệp vụ Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được định hướng phát triển như thế nào?
- Trình tự phát triển phần mềm nghiệp vụ Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có các giai đoạn như thế nào?
- Đơn vị phát triển phần mềm nghiệp vụ Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải lập kế hoạch chi tiết khi nào?
Phần mềm nghiệp vụ Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được phát triển dựa theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 34/2012/TT-NHNN có quy định về nguyên tắc chung như sau:
Nguyên tắc chung
1. Phần mềm nghiệp vụ được phát triển dựa trên yêu cầu nghiệp vụ của đơn vị chủ trì nghiệp vụ và đơn vị sử dụng. Mỗi phần mềm nghiệp vụ phải có đơn vị chủ trì nghiệp vụ chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ và đơn vị chủ trì công nghệ thông tin chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến kỹ thuật. Phần mềm nghiệp vụ sau khi hết hạn bảo hành phải được bảo trì để vận hành, khai thác lâu dài.
2. Cục Công nghệ tin học, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và bên thứ ba phải xác định rõ và thực hiện đúng trách nhiệm, quyền hạn theo quy định liên quan trong quá trình phát triển, bảo trì phần mềm nghiệp vụ.
3. Trong trường hợp một đơn vị được phân công đảm nhận nhiều vai trò trong quá trình phát triển và bảo trì một phần mềm nghiệp vụ cụ thể, đơn vị đó phải có văn bản phân công rõ trách nhiệm của các bộ phận trong đơn vị theo từng vai trò được phân công đảm nhận và phải đảm bảo nguyên tắc độc lập giữa các bộ phận lập, kiểm soát và phê duyệt việc phát triển và bảo trì phần mềm.
Theo đó thì phần mềm nghiệp vụ Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được phát triển dựa trên yêu cầu nghiệp vụ của đơn vị chủ trì nghiệp vụ và đơn vị sử dụng, mỗi phần mềm nghiệp vụ phải có đơn vị chủ trì nghiệp vụ chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ và đơn vị chủ trì công nghệ thông tin chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, phần mềm nghiệp vụ sau khi hết hạn bảo hành phải được bảo trì để vận hành, khai thác lâu dài.
Phần mềm nghiệp vụ Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Hình từ Internet)
Phần mềm nghiệp vụ Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được định hướng phát triển như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 34/2012/TT-NHNN có quy định về định hướng phát triển phần mềm như sau:
Định hướng phát triển phần mềm
1. Đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin tổ chức xây dựng kế hoạch và kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin của Ngân hàng Nhà nước trong đó bao gồm nội dung định hướng ứng dụng công nghệ thông tin.
2. Đơn vị chủ trì công nghệ thông tin, đơn vị phát triển phần mềm bảo đảm phát triển phần mềm nghiệp vụ tuân thủ theo đúng định hướng ứng dụng công nghệ thông tin của Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, phần mềm nghiệp vụ Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được định hướng phát triển như sau:
- Đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin tổ chức xây dựng kế hoạch và kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin của Ngân hàng Nhà nước trong đó bao gồm nội dung định hướng ứng dụng công nghệ thông tin;
- Đơn vị chủ trì công nghệ thông tin, đơn vị phát triển phần mềm bảo đảm phát triển phần mềm nghiệp vụ tuân thủ theo đúng định hướng ứng dụng công nghệ thông tin của Ngân hàng Nhà nước.
Trình tự phát triển phần mềm nghiệp vụ Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có các giai đoạn như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 34/2012/TT-NHNN có quy định về trình tự phát triển phần mềm nghiệp vụ như sau:
Trình tự phát triển phần mềm nghiệp vụ
1. Các giai đoạn phát triển phần mềm nghiệp vụ:
a) Lập kế hoạch;
b) Khảo sát yêu cầu người sử dụng;
c) Phân tích yêu cầu hệ thống;
d) Thiết kế phần mềm;
đ) Lập trình phần mềm;
e) Kiểm tra, thử nghiệm phần mềm;
g) Triển khai thí điểm;
h) Đào tạo, tập huấn;
i) Đóng gói, bàn giao phần mềm;
k) Triển khai chính thức;
l) Nghiệm thu phần mềm;
m) Hỗ trợ vận hành.
2. Đối với các phần mềm nghiệp vụ thực hiện theo yêu cầu cấp bách được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, đơn vị chủ trì công nghệ thông tin được quyết định trình tự phát triển rút gọn, có thể không bao gồm các giai đoạn quy định tại điểm a, b, g, i nêu tại Khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên thì phần mềm nghiệp vụ Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có các giai đoạn sau:
- Lập kế hoạch;
- Khảo sát yêu cầu người sử dụng;
- Phân tích yêu cầu hệ thống;
- Thiết kế phần mềm;
- Lập trình phần mềm;
- Kiểm tra, thử nghiệm phần mềm;
- Triển khai thí điểm;
- Đào tạo, tập huấn;
- Đóng gói, bàn giao phần mềm;
- Triển khai chính thức;
- Nghiệm thu phần mềm;
- Hỗ trợ vận hành.
Đơn vị phát triển phần mềm nghiệp vụ Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải lập kế hoạch chi tiết khi nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 34/2012/TT-NHNN có quy định về xác định đơn vị phát triển phần mềm nghiệp vụ như sau:
Lập kế hoạch chi tiết phát triển phần mềm nghiệp vụ
1. Trong vòng 15 ngày làm việc sau khi được xác định, đơn vị phát triển phần mềm có trách nhiệm lập kế hoạch chi tiết phát triển phần mềm nghiệp vụ bao gồm các thông tin cơ bản: nội dung công việc; thời gian bắt đầu; thời gian kết thúc; nhân lực thực hiện và kết quả dự kiến.
2. Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được kế hoạch chi tiết phát triển phần mềm nghiệp vụ, đơn vị chủ trì công nghệ thông tin có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch này và gửi đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin, đơn vị chủ trì nghiệp vụ để phối hợp triển khai trong các giai đoạn tiếp theo của dự án
Theo đó, đơn vị phát triển phần mềm nghiệp vụ Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong vòng 15 ngày làm việc sau khi được xác định thì phải có trách nhiệm lập kế hoạch chi tiết phát triển phần mềm nghiệp vụ bao gồm các thông tin cơ bản:
- Nội dung công việc;
- Thời gian bắt đầu;
- Thời gian kết thúc;
- Nhân lực thực hiện và kết quả dự kiến.
Lưu ý: Các phần mềm nghiệp vụ ngân hàng dùng cho mục đích nghiên cứu, thử nghiệm của Ngân hàng Nhà nước không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 34/2012/TT-NHNN.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?