Trình tự kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn của Ủy ban thường vụ Quốc hội?
- Trình tự Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm được quy định như thế nào?
- Trình tự kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn của Ủy ban thường vụ Quốc hội?
- Trình tự bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn được thực hiện tại kỳ họp Quốc hội được quy định như thế nào?
Trình tự Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 34 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn như sau:
Kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn
1. Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn có hành vi vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện đúng và đầy đủ nhiệm vụ được giao, gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Văn bản đề nghị phải được gửi đến Chủ tịch Quốc hội để đưa ra Ủy ban thường vụ Quốc hội tại phiên họp gần nhất.
Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm theo trình tự sau đây:
a) Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội trình bày đề xuất bỏ phiếu tín nhiệm;
b) Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận;
c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
d) Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành.
...
Theo đó, khi thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn có hành vi vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện đúng và đầy đủ nhiệm vụ được giao, gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Trình tự để Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 nêu trên.
Tải về mẫu phiếu tín nhiệm mới nhất 2023: Tại Đây
Ủy ban thường vụ Quốc hội (Hình từ Internet)
Trình tự kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn của Ủy ban thường vụ Quốc hội?
Căn cứ khoản 2 Điều 34 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn như sau:
Kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn
...
2. Khi nhận được kiến nghị của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội hoặc kiến nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội về việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn hoặc người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá tín nhiệm thấp thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm.
Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét việc trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm theo trình tự sau đây:
a) Đại diện cơ quan được Ủy ban thường vụ Quốc hội phân công báo cáo kiến nghị của đại biểu Quốc hội, kết quả lấy phiếu tín nhiệm hoặc đại diện Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có kiến nghị trình bày tờ trình;
b) Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận về kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm;
c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
d) Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua tờ trình Quốc hội về việc bỏ phiếu tín nhiệm.
Theo đó, khi nhận được kiến nghị của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội hoặc kiến nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội về việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn hoặc người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá tín nhiệm thấp thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm.
Trình tự để Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét việc trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 34 nêu trên.
Trình tự bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn được thực hiện tại kỳ họp Quốc hội được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 19 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về bỏ phiếu tín nhiệm như sau:
Bỏ phiếu tín nhiệm
1. Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị;
b) Có kiến nghị của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội theo quy định tại Điều 33 của Luật tổ chức Quốc hội;
c) Có kiến nghị của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội;
d) Người được lấy phiếu tín nhiệm mà có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá tín nhiệm thấp.
2. Việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn được thực hiện tại kỳ họp Quốc hội theo trình tự sau đây:
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm;
b) Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm trình bày ý kiến của mình;
c) Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội;
d) Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội;
đ) Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín;
e) Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội thông qua nghị quyết xác nhận kết quả bỏ phiếu tín nhiệm.
...
Theo đó, Quốc hội sẽ bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn thuộc một trong các trường hợp có kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn được thực hiện tại kỳ họp Quốc hội được thực hiện theo trình tự được quy định tại khoản 2 Điều 19 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?