Trình tự kiểm tra thứ cấp phóng xạ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu cảng biển quốc tế được thực hiện theo mấy bước?

Tôi có câu hỏi là trình tự kiểm tra thứ cấp phóng xạ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu cảng biển quốc tế được thực hiện theo bao nhiêu bước? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Q.L đến từ Quảng Ninh.

Khi kiểm tra thứ cấp phóng xạ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu cảng biển quốc tế mà vẫn có nghi vấn thì có được yêu cầu phối hợp với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân không?

Căn cứ tại khoản 5 Điều 5 Quy trình hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra phóng xạ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển bằng container tại các cửa khẩu cảng biển quốc tế; người nhập cảnh/hành lý quá cảnh (bao gồm hành lý thất lạc, từ bỏ, bỏ quên) tại các cửa khẩu sân bay quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 1407/QĐ-TCHQ năm 2019, có quy định về các trường hợp cần yêu cầu phối hợp với Cục ATBXHN như sau:

Các trường hợp cần yêu cầu phối hợp với Cục ATBXHN
1. Phát hiện phóng xạ Neutron;
2. Mức độ phóng xạ cao bất thường;
3. Thiết bị RIID xác định có vật liệu hạt nhân đặc biệt;
4. Thiết bị RIID xác định nguồn phóng xạ nhưng khi kiểm tra không thuộc danh mục Cục ATBXHN cấp giấy phép;
5. Cảnh báo vẫn chưa được xử lý và tiếp tục có nghi vấn sau khi kiểm tra thứ cấp;
6. Phát hiện phóng xạ trong trường hợp hệ thống gặp sự cố.

Như vậy, theo quy định trên thì sau khi kiểm tra thứ cấp phóng xạ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu cảng biển quốc tế mà vẫn có nghi vấn thì được yêu cầu phối hợp với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.

xuất nhập khẩu

Hàng hóa xuất nhập khẩu (Hình từ Internet)

Trình tự kiểm tra thứ cấp phóng xạ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu cảng biển quốc tế được thực hiện theo bao nhiêu bước?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Quy trình hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra phóng xạ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển bằng container tại các cửa khẩu cảng biển quốc tế; người nhập cảnh/hành lý quá cảnh (bao gồm hành lý thất lạc, từ bỏ, bỏ quên) tại các cửa khẩu sân bay quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 1407/QĐ-TCHQ năm 2019, có quy định về kiểm tra thứ cấp như sau:

Kiểm tra thứ cấp
1. Công chức phụ trách việc kiểm tra thứ cấp thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Kiểm tra thông tin cảnh báo có trong biểu đồ dữ liệu cảnh báo và thông tin hàng hóa do cán bộ trạm CAS cung cấp.
Bước 2. Chuẩn bị thiết bị kiểm tra cầm tay, trong đó gồm máy PRD cho mỗi cá nhân, máy đọc phóng xạ SURVEY METER, RIID và các thiết bị bảo hộ khác để đảm bảo an toàn cho công chức hải quan khi tiến hành kiểm tra xác định phóng xạ.
Bước 3. Sử dụng máy PRD đầu tiên để kiểm tra mức bức xạ khi tiếp cận phương tiện.

Như vậy, theo quy định trên thì trình tự kiểm tra thứ cấp phóng xạ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu cảng biển quốc tế được thực hiện 03 bước như sau:

Bước 1. Kiểm tra thông tin cảnh báo có trong biểu đồ dữ liệu cảnh báo và thông tin hàng hóa do cán bộ trạm CAS cung cấp.

Bước 2. Chuẩn bị thiết bị kiểm tra cầm tay, trong đó gồm máy PRD cho mỗi cá nhân, máy đọc phóng xạ SURVEY METER, RIID và các thiết bị bảo hộ khác để đảm bảo an toàn cho công chức hải quan khi tiến hành kiểm tra xác định phóng xạ.

Bước 3. Sử dụng máy PRD đầu tiên để kiểm tra mức bức xạ khi tiếp cận phương tiện.

Khi kiểm tra thứ cấp phóng xạ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu cảng biển quốc tế mà máy PRD báo trên mức 8 thì có cần phải lập khu vực cách ly không?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Quy trình hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra phóng xạ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển bằng container tại các cửa khẩu cảng biển quốc tế; người nhập cảnh/hành lý quá cảnh (bao gồm hành lý thất lạc, từ bỏ, bỏ quên) tại các cửa khẩu sân bay quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 1407/QĐ-TCHQ năm 2019, có quy định về kiểm tra thứ cấp như sau:

Kiểm tra thứ cấp
2. Trường hợp máy PRD báo trên mức “8”: Lập khu vực cách ly
- Nếu tại thời điểm bất kỳ hoặc trong lúc kiểm tra thứ cấp, máy PRD cho kết quả đọc là "8" từ khoảng cách 01 mét trở lên, công chức phụ trách kiểm tra thứ cấp phải di chuyển ngay ra khỏi khu vực có nguồn phóng xạ cho đến khi máy PRD chuyển sang số thấp hơn. Ngay sau đó, báo cho cán bộ phụ trách.
- Thiết lập chu vi an toàn xung quanh phương tiện, sử dụng dải băng ngăn cách hoặc dựng rào chắn ở toàn bộ khu vực máy PRD có số đọc dưới “8”, đặt các biển cảnh báo phóng xạ nguy hiểm.
- Liên tục giám sát vùng chu vi an toàn được thiết lập quanh khu vực có nguồn phóng xạ trong lúc tiếp tục thực hiện các bước để tránh bước vào khu vực máy PRD đọc "8".
Sau khi thiết lập khu vực cách ly, Công chức phụ trách kiểm tra thứ cấp báo cáo Lãnh đạo theo thẩm quyền và thông báo Cục ATBXHN để kiểm tra, phối hợp xử lý.
...

Như vậy, theo quy định trên thì khi kiểm tra thứ cấp phóng xạ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu cảng biển quốc tế mà máy PRD báo trên mức 8 thì phải lập khu vực cách ly như quy định cụ thể trên..

Hàng hóa xuất nhập khẩu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành hải quan là gì? Kiểm tra chuyên ngành hải quan là gì?
Pháp luật
Cơ quan hải quan có quyền hạn và trách nhiệm gì trong việc kiểm tra giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ?
Pháp luật
Kho CFS (Container Freight Station) là gì? Địa điểm thu gom hàng lẻ được thành lập tại địa bàn nào?
Pháp luật
Có áp dụng nhiều lần các biện pháp quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu đối với khu vực hải quan riêng không?
Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan mà bị hư hỏng toàn bộ thì có phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu không?
Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vượt định mức miễn thuế thì khai hải quan theo phương thức điện tử hay khai trên tờ khai hải quan giấy?
Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được làm thủ tục hải quan tại địa điểm nào? Thời hạn làm thủ tục hải quan?
Pháp luật
Số lượng mẫu cần lấy đối với hàng hóa là các loại vải nhập khẩu là bao nhiêu? Người khai hải quan có quyền yêu cầu trả lại mẫu không?
Pháp luật
Mẫu quyết định ấn định thuế với hàng hóa XNK khi người nộp thuế không khai chính xác nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế?
Pháp luật
Mẫu Bảng kê khai chi phí sản xuất hàng hóa xuất nhập khẩu mới nhất 2023? Tải Mẫu Bảng kê khai chi phí ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hàng hóa xuất nhập khẩu
377 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hàng hóa xuất nhập khẩu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào