Trình tự khai thác an toàn mỏ quặng hầm lò có khí và bụi nổ được quy định ra sao? Lưu ý gì khi kết thúc khai thác từng phần?
Mỏ quặng hầm lò là gì?
Mỏ quặng hầm lò được giải thích tại Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2017/BCT về An toàn trong khai thác quặng hầm lò như sau:
Thuật ngữ, định nghĩa, các từ viết tắt
1. Quặng: Là đá hay thành tạo khoáng vật có chứa những hợp phần có ích, đảm bảo lấy chúng ra có lợi trong điều kiện kinh tế kỹ thuật hiện tại.
2. Khoáng sàng quặng: Là sự tích tụ tự nhiên của đá hay khoáng vật quặng ở thể rắn trong lòng đất dưới dạng vỉa, thân hoặc ổ và có sự khác biệt về tính chất và không gian so với đất đá bao quanh nó.
3. Mỏ quặng hầm lò: Là tổ hợp các công trình mỏ trong lòng đất và trên mặt đất phục vụ cho công tác khai thác quặng bằng phương pháp hầm lò.
4. Công trình mỏ: Là toàn bộ các hệ thống đường lò chuẩn bị và khai thác, cung cấp năng lượng, cấp thoát nước, vận tải, thông gió và các công trình khác trên mặt đất phục vụ cho công tác khai thác quặng.
5. Công tác mở mỏ: Là công tác liên quan đến việc đào các đường lò: Giếng mỏ, đường lò mở mỏ và đường lò chuẩn bị.
a) Giếng mỏ: Là đường lò đào theo phương thẳng đứng hoặc theo chiều nghiêng tới khoáng sàng quặng phục vụ cho công tác mở mỏ; một mỏ hầm lò thường có giếng chính, giếng phụ và sân ga giếng mỏ.
- Giếng chính: Là giếng phục vụ cho công tác thoát nước, thông gió, vận tải quặng khai thác từ hầm lò lên mặt đất.
- Giếng phụ: Là giếng phục vụ cho công tác thông gió, thoát nước, cung cấp năng lượng, vận chuyển người, vật liệu, thiết bị ra vào hầm lò.
- Sân ga giếng mỏ: Là hệ thống các đường lò bằng tiếp giáp xung quanh giếng mỏ, phục vụ cho công tác nâng hạ người, vật tư, vật liệu, thiết bị, và vận chuyển quặng qua giếng.
b) Đường lò mở mỏ: Là các đường lò được đào từ sân ga giếng mỏ để phân chia khoáng sàng quặng thành các khu khai thác.
c) Đường lò chuẩn bị: Là các đường lò được đào chuẩn bị trong khu khai thác, phụ thuộc vào hệ thống khai thác. Bao gồm những đường lò chuẩn bị khai thác sau đây: Đường lò thông gió, đường lò vận tải, đường lò thượng...
...
Theo đó, mỏ quặng hầm lò được hiểu là tổ hợp các công trình mỏ trong lòng đất và trên mặt đất phục vụ cho công tác khai thác quặng bằng phương pháp hầm lò.
Trình tự khai thác an toàn mỏ quặng hầm lò có khí và bụi nổ được quy định ra sao? Lưu ý gì khi kết thúc khai thác từng phần? (hình từ internet)
Trình tự khai thác an toàn mỏ quặng hầm lò có khí và bụi nổ được quy định ra sao? Lưu ý gì khi kết thúc khai thác từng phần?
Trình tự khai thác an toàn mỏ quặng hầm lò được quy định tại Điều 34 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2017/BCT về An toàn trong khai thác quặng hầm lò như sau:
Quy định chung
1. Công tác khai thác quặng phải tuân theo thiết kế đã được thẩm định và phê duyệt theo quy định; chỉ được tiến hành khai thác sau khi đảm bảo tất cả các biện pháp an toàn được đề cập trong thiết kế và được tuân thủ trong suốt quá trình khai thác.
2. Tất cả những vấn đề có liên quan tới việc thay đổi hoặc điều chỉnh hệ thống khai thác, đào chống lò so với thiết kế nhưng không làm ảnh hưởng tới dự án khai thác mỏ phải được Đơn vị quản lý khai thác mỏ phê duyệt.
3. Được thử nghiệm các hệ thống khai thác mới hoặc cải tiến hệ thống khai thác cũ nhưng phải tuân thủ theo thiết kế được thẩm định và phê duyệt theo quy định của pháp luật.
4. Đối với mỏ quặng hầm lò có khí và bụi nổ, phải khai thác theo trình tự từ trên xuống. Sau khi kết thúc khai thác từng tầng, phải cách ly những tầng khai thác đó khỏi mạng gió mỏ.
5. Trường hợp dừng gương khấu lâu hơn một ngày đêm, phải có biện pháp phòng ngừa các hiện tượng tích tụ khí, ngập nước hoặc đá vách tụt đổ vào không gian gương khấu. Phụ trách bộ phận sản xuất cho gương khấu hoạt động trở lại sau khi đã kiểm tra đảm bảo an toàn.
6. Trong quá trình khai thác, phải tiến hành kiểm tra tình trạng của đá vách và gương khấu; khi có hiện tượng tụt lở đá vách, lở gương hoặc trượt trụ vỉa, thân dốc, phải dọn bỏ lớp đá bở rời và chống tăng cường.
Theo đó, đối với mỏ quặng hầm lò có khí và bụi nổ, phải khai thác theo trình tự từ trên xuống. Sau khi kết thúc khai thác từng tầng, phải cách ly những tầng khai thác đó khỏi mạng gió mỏ.
Hồ sơ quản lý kỹ thuật an toàn mỏ quặng hầm lò gồm những nội dung gì?
Hồ sơ quản lý kỹ thuật an toàn mỏ quặng hầm lò được quy định tại Điều 5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2017/BCT về An toàn trong khai thác quặng hầm lò như sau:
- Bản đồ địa chất thủy văn.
- Bản đồ bố trí các đường lò trong mỏ.
- Bản đồ cập nhật các đường lò chuẩn bị, khai thác.
- Bản đồ hệ thống thông gió trong hầm lò.
- Bản đồ hệ thống vận tải trong hầm lò và ngoài mặt bằng mỏ.
- Sơ đồ hệ thống thoát nước.
- Sơ đồ hệ thống thông tin liên lạc trong hầm lò và ngoài mặt bằng mỏ.
- Sơ đồ hệ thống cung cấp điện, thủy lực, khí nén ngoài mặt bằng mỏ và trong hầm lò.
- Kế hoạch ƯCKC.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?