Trình tự bổ nhiệm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong tại trường Tiểu học trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện ra sao?
- Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là chức danh áp dụng cho đối tượng nào?
- Đảm nhiệm chức danh Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong thì giáo viên trường Tiểu học sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Trình tự bổ nhiệm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong tại trường Tiểu học trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện ra sao?
Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là chức danh áp dụng cho đối tượng nào?
Căn cứ Điều 1 Quy định chức danh và chế độ, chính sách đối với Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trợ lý thanh niên tại Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 43/2014/QĐ-UBND quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Tổng phụ trách Đội là chức danh áp dụng cho giáo viên được tuyển chọn để cử làm Tổng phụ trách đội trong trường Tiểu học, Trung học cơ sở bao gồm trường trung học có cấp tiểu học hoặc cấp trung học cơ sở) và là người phụ trách tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong trường Tiểu học, Trung học cơ sở.
2. Trợ lý thanh niên là chức danh áp dụng cho công chức công tác tại Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện trên địa bàn Thành phố.
Theo đó, Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là chức danh áp dụng cho giáo viên được tuyển chọn để cử làm Tổng phụ trách đội trong trường Tiểu học, Trung học cơ sở bao gồm trường trung học có cấp tiểu học hoặc cấp trung học cơ sở).
Trình tự bổ nhiệm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong tại trường Tiểu học trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện ra sao? (Hình từ Internet)
Đảm nhiệm chức danh Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong thì giáo viên trường Tiểu học sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo Điều 3 Quy định chức danh và chế độ, chính sách đối với Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trợ lý thanh niên tại Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 43/2014/QĐ-UBND thì Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong sẽ có một số nhiệm vụ và quyền hạn sau:
(1) Tham mưu cho Hiệu trưởng để quyết định các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong phạm vi nhà trường.
(2) Thiết kế, tổ chức chương trình hoạt động cho đội viên, học sinh trong nhà trường theo kế hoạch của Ngành Giáo dục và Đào tạo và theo chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi của Hội đồng Đội các cấp.
(3) Xây dựng và tổ chức hệ thống Chi đội trong nhà trường vững mạnh; bồi dưỡng đội ngũ phụ trách Chi đội, Ban Chỉ huy Đội theo nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
(4) Tự học tập, rèn luyện và tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, công tác Đội và phong trào thiếu nhi do Ngành Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng Đội các cấp tổ chức để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
(5) Tổng phụ trách Đội là thành viên chính thức của Hội đồng trường, tham gia hội nghị liên tịch và các hội đồng xét duyệt có liên quan đến học sinh, đội viên trong nhà trường.
(6) Phối hợp trực tiếp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giải quyết nguyện vọng và quyền lợi của học sinh, đội viên.
(7) Lập kế hoạch về kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động Đội theo kế hoạch hàng năm của nhà trường; đề xuất, tham mưu với Hiệu trưởng phân công điều động các lực lượng trong nhà trường hỗ trợ công tác Đội.
Trình tự bổ nhiệm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong tại trường Tiểu học trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện ra sao?
Căn cứ Điều 6 Quy định chức danh và chế độ, chính sách đối với Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trợ lý thanh niên tại Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 43/2014/QĐ-UBND có quy định về việc bổ nhiểm như sau:
Về công tác tổ chức
1. Mỗi trường tiểu học, trung học cơ sở có một Tổng phụ trách Đội theo Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập). Tổng phụ trách Đội được tuyển dụng theo Quyết định số 47/2013/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành quy định tuyển dụng viên chức và xếp lương khi bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp.
2. Đối với trường Tiểu học, Trung học cơ sở: Tổng phụ trách Đội được Hiệu trưởng cùng với tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của trường thống nhất đề nghị lên Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp quản lý công chức, viên chức xét duyệt. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cử giáo viên Tổng phụ trách sau khi thống nhất ý kiến với Hội đồng Đội quận, huyện. Thời gian đảm nhận chức danh Tổng phụ trách Đội ít nhất là 5 năm.
3. Hội đồng Đội, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện có trách nhiệm chỉ đạo về chuyên môn công tác Đội và giúp đỡ Tổng phụ trách Đội hoàn thành tốt công việc của mình.
4. Tổng phụ trách Đội được Hiệu trưởng quản lý, đánh giá dựa trên chương trình, kế hoạch và hiệu quả công tác hàng năm, có kết hợp với đánh giá của Hội đồng Đội, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện.
Theo đó việc bổ nhiệm giáo viên trườngTiểu học đảm nhận chức danh Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phòng được thực hiện như sau:
(1) Hiệu trưởng cùng với tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của trường thống nhất đề nghị lên Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp quản lý công chức, viên chức xét duyệt.
(2) Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo sau khi tiếp nhận đề nghị từ Trường Tiểu học sẽ ra quyết định cử giáo viên Tổng phụ trách sau khi thống nhất ý kiến với Hội đồng Đội quận, huyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?