Trình độ ngôn ngữ của giám sát viên trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam được quy định như thế nào?

Hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải có giám sát viên trong những trường hợp nào? Trình độ ngôn ngữ của giám sát viên trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam được quy định như thế nào?

Trình độ ngôn ngữ của giám sát viên trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam được quy định như thế nào?

Trình độ ngôn ngữ của giám sát viên trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Thủy sản 2017 như sau:

Giám sát viên trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam
1. Tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải có giám sát viên trong trường hợp sau đây:
a) Khai thác thủy sản;
b) Điều tra nguồn lợi thủy sản;
c) Huấn luyện kỹ thuật, chuyển giao công nghệ về thủy sản.
2. Giám sát viên phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Là công chức, viên chức kiêm nhiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cử;
b) Có đủ sức khỏe và khả năng đi biển;
c) Có trình độ chuyên môn về lĩnh vực giám sát;
d) Thông thạo tiếng Anh hoặc ngôn ngữ thông dụng của quốc gia, vùng lãnh thổ có tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam.
...

Theo đó, giám sát viên trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải thông thạo tiếng Anh hoặc ngôn ngữ thông dụng của quốc gia, vùng lãnh thổ có tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam.

Lưu ý:

Tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải có giám sát viên trong trường hợp sau đây:

- Khai thác thủy sản;

- Điều tra nguồn lợi thủy sản;

- Huấn luyện kỹ thuật, chuyển giao công nghệ về thủy sản

Cũng theo quy định tại Điều 58 Luật Thủy sản 2017, trường hợp có công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam theo dự án hoặc hợp đồng đã được phê duyệt thì không cử giám sát viên.

Trình độ ngôn ngữ của giám sát viên trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam được quy định như thế nào?

Trình độ ngôn ngữ của giám sát viên trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Chế độ bồi dưỡng, thù lao của giám sát viên trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam được quy định như thế nào?

Chế độ bồi dưỡng, thù lao của giám sát viên trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 59 Luật Thủy sản 2017 như sau:

Quyền và trách nhiệm của giám sát viên
1. Giám sát viên có quyền sau đây
a) Yêu cầu thuyền viên và người làm việc trên tàu thực hiện đúng quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định ghi trong giấy phép;
b) Yêu cầu thuyền trưởng đưa tàu về cảng gần nhất trong trường hợp phát hiện người và tàu nước ngoài có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam;
c) Kiểm tra, giám sát hoạt động trên tàu; thiết bị dò cá, thông tin liên lạc của tàu;
d) Sử dụng các thiết bị thông tin liên lạc của tàu để làm việc khi cần thiết;
đ) Được mua bảo hiểm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giám sát trên tàu;
e) Được chủ tàu bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt trên tàu;
g) Hưởng chế độ lương, công tác phí, bồi dưỡng đi biển và các chế độ khác theo quy định của Chính phủ;
h) Hưởng chế độ lương, công tác phí, bồi dưỡng đi biển và các chế độ khác theo quy định của Chính phủ;
...

Theo đó, giám sát viên trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam được hưởng chế độ lương, công tác phí đi biển và các chế độ khác theo quy định của Chính phủ.

Tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải có giám sát viên có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Quyền và nghĩa vụ của tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam được quy định tại Điều 57 Luật Thủy sản 2017 như sau:

Tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam có quyền sau đây:

- Hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam theo nội dung ghi trong giấy phép;

- Được cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động thủy sản theo quy định của pháp luật Việt Nam khi có yêu cầu;

- Được Nhà nước Việt Nam bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình hoạt động thủy sản tại Việt Nam.

Tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam có nghĩa vụ sau đây:

- Nộp đủ phí, lệ phí theo quy định của pháp luật Việt Nam; mua bảo hiểm cho giám sát viên;

- Chỉ được đưa tàu vào cảng đăng ký, phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ít nhất 07 ngày làm việc trước khi đưa tàu vào Việt Nam, thực hiện thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam;

- Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam phải mang đủ bản chính hoặc bản sao chứng thực giấy phép hoạt động thủy sản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu, Giấy phép sử dụng tần số của thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, sổ danh bạ thuyền viên, hộ chiếu của thuyền viên và người làm việc trên tàu;

- Ghi, nộp nhật ký khai thác thủy sản theo chuyến biển đối với tàu hoạt động khai thác thủy sản; báo cáo hoạt động theo chuyến biển đối với tàu điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản, huấn luyện kỹ thuật, chuyển giao công nghệ về thủy sản, thu mua, vận chuyển thủy sản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Nhật ký khai thác thủy sản hoặc báo cáo hoạt động của tàu phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh;

- Tuân thủ yêu cầu của giám sát viên; bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt cho giám sát viên; tiếp nhận, trả giám sát viên đúng địa điểm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận;

- Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng theo quy định của pháp luật Việt Nam;

- Khi có sự cố, tai nạn hoặc tình huống nguy hiểm cần sự giúp đỡ thì thuyền viên, người làm việc trên tàu phải phát tín hiệu cấp cứu và phải thông báo ngay cho cơ quan hữu quan của Việt Nam nơi gần nhất;

- Tàu khai thác thủy sản chỉ được phép tiêu thụ sản phẩm tại Việt Nam, trừ trường hợp có hợp đồng xuất khẩu;

- Trong trường hợp tàu cá nước ngoài ngừng hoạt động khi giấy phép vẫn còn hiệu lực, chủ tàu phải báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bằng văn bản ít nhất trước 07 ngày làm việc trước khi ngừng hoạt động;

- Treo cờ theo quy định của Chính phủ;

- Chấp hành quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Giám sát viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Giám sát viên chất lượng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay có các quyền hạn nào?
Pháp luật
Trình độ ngôn ngữ của giám sát viên trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải có giám sát viên trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Giám sát viên trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam cần phải có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực gì?
Pháp luật
Chủ tàu cá nước ngoài không tiếp nhận giám sát viên có bị xử phạt không? Cơ quan nào có thẩm quyền bổ nhiệm giám sát viên trên tàu cá nước ngoài?
Pháp luật
Giám sát viên trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam có cần phải là công chức, viên chức kiêm nhiệm do Bộ NNPTNT cử không?
Pháp luật
Giám sát viên có quyền và trách nhiệm gì trong việc giám sát tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam?
Pháp luật
Người được bổ nhiệm và cấp thẻ giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giám sát viên
254 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giám sát viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giám sát viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào