Trình báo công an khi bị “scam vé” qua đường dây nóng? Hồ sơ tố cáo gồm những tài liệu gì và ở đâu?
Scam vé là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đúng không?
Có thể hiểu “scam vé” là hành vi lừa đảo về mua bán vé mà cụ thể là các vé xem biểu diễn nghệ thuật, vé xem kịch, vé xem phim,... nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.
Theo đó, lợi dụng tâm lý háo hức, muốn sở hữu vé nhanh chóng, các scammer sẽ đưa ra rất nhiều chiêu trò như: đại hại giá, đặt chỗ mua vé…để dẫn khán giả vào “bẫy” hay thông qua các trang web giả mạo, bài đăng trên mạng xã hội hoặc email cung cấp vé với giá ưu đãi hoặc quyền truy cập với giá tăng cao vào các sự kiện đã bán hết vé. Ngay cả khi bài đăng có vẻ hiển thị vé thật, nó vẫn có thể đã được Photoshop, khi đó nạn nhân được yêu cầu trả tiền trước cho vé, nhưng sau khi thanh toán xong, kẻ lừa đảo sẽ biến mất.
Như vậy, hành vi scam vé là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác. Hành vi này có thể bị xử lý vi phạm theo Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP hoặc nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, c khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Trình báo công an khi bị “scam vé” qua đường dây nóng? Hồ sơ tố cáo gồm những gì và ở đâu? (Hình từ Internet)
Trình báo công an khi bị “scam vé” qua các đường dây nóng nào? Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Khi bị scam vé, người dân có thể liên lạc trực tiếp đến các cơ quan Công an có thẩm quyền xử lý sớm nhất có thể, thông qua các đường dây nóng như sau:
- Công an Thành phố Hà Nội khuyến cáo người dùng internet có thể trực tiếp gửi các đường link, tình huống lừa đảo trực tuyến hoặc nghi ngờ là lừa đảo đến địa chỉ:
+ Đường dây nóng 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội, địa chỉ: https://www.facebook.com/ConganThuDo;
+ Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053;
+ Địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/ của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam.
- Đối với người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh, người dân có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng 08.3864.0508 để thông tin, trình báo về chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng.
Khi tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết, cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Đơn tố cáo;
Xem và Tải mẫu đơn tố cáo lừa đảo qua mạng mới nhất Tải về
- Đơn trình báo công an
- Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân của bị hại (bản sao công chứng);
- Chứng cứ kèm theo để chứng minh.
Lưu ý: Người tố cáo cần thu thập và lưu giữ các bằng chứng liên quan đến hành vi lừa đảo, các biên lai, giao dịch giữa hai bên. Trong đó, có thể sử dụng bằng chứng là các file ghi âm, ảnh chụp, video… để nộp cho cơ quan Công an.
Nộp hồ sơ tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở đâu?
Theo khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
- Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:
+ Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
+ Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
+ Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
- Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
+ Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
+ Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
+ Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.
Theo, Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định về trách nhiệm tiếp nhận, thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm như sau:
- Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm:
+ Cơ quan điều tra;
+ Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
+ Viện kiểm sát các cấp;
+ Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
- Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm:
+ Các cơ quan quy định tại trên, trừ Đội An ninh ở Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Đội An ninh Công an cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình.
+ Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm nhận văn bản yêu cầu mà không được khắc phục.
Đồng thời, khoản 4 Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền điều tra như sau:
Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.
Như vậy, khi nhận thấy dấu hiệu bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, người bị hại cần bình tĩnh và báo ngay với cơ quan chức năng có thẩm quyền để được xử lý.
Theo đó, người bị hại có thể nộp đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng gửi đến các cơ quan điều tra nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) cấp quận, huyện, thị xã, viện kiểm sát các cấp; Tòa án hoặc các cơ quan khác tại nơi phát hiện tội phạm, xảy ra tội phạm hoặc nơi cư trú của người có hành vi phạm tội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông báo thu hồi đất là gì? Thông báo thu hồi đất có phải là quyết định hành chính và là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính hay không?
- Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thì thị phần phải có bao nhiêu % thị trường liên quan trở lên?
- Giá bán nhà ở xã hội được xác định trên cơ sở nào? Điều kiện để bán nhà ở xã hội theo quy định mới?
- Người khai hải quan được khai bổ sung khi có sai sót trong việc khai hải quan trong trường hợp nào?
- Việc thay đổi từ một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán này sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán khác được thực hiện khi nào?