Trị giá hải quan sử dụng cho mục đích thống kê hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm gia công cho nước ngoài được xác định thế nào?
- Trị giá hải quan sử dụng cho mục đích thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do cơ quan nào xây dựng?
- Trị giá hải quan sử dụng cho mục đích thống kê hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm gia công cho nước ngoài được xác định thế nào?
- Đối tượng kiểm tra trị giá hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan gồm những gì?
Trị giá hải quan sử dụng cho mục đích thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do cơ quan nào xây dựng?
Trị giá hải quan sử dụng cho Mục đích thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được quy định tại khoản 1 Điều 22a Nghị định 08/2015/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP) như sau:
Trị giá hải quan sử dụng cho Mục đích thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Trị giá hải quan sử dụng cho mục đích thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do cơ quan Hải quan xây dựng trên cơ sở thông tin khai hải quan và các nguồn thông tin liên quan khác.
2. Trị giá hải quan sử dụng cho mục đích thống kê được xây dựng theo nguyên tắc và phương pháp quy định tại Điều 20 Nghị định này, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.
...
Theo quy định này thì trị giá hải quan sử dụng cho mục đích thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do cơ quan Hải quan xây dựng trên cơ sở thông tin khai hải quan và các nguồn thông tin liên quan khác.
Trị giá hải quan sử dụng cho mục đích thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do cơ quan nào xây dựng? (Hình từ Internet)
Trị giá hải quan sử dụng cho mục đích thống kê hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm gia công cho nước ngoài được xác định thế nào?
Trị giá hải quan sử dụng cho mục đích thống kê hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm gia công cho nước ngoài được quy định tại khoản 3 Điều 22a Nghị định 08/2015/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP) như sau:
Trị giá hải quan sử dụng cho Mục đích thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
...
3. Đối với các trường hợp sau, trị giá hải quan sử dụng cho mục đích thống kê dựa trên cơ sở khai báo của người khai hải quan theo nguyên tắc:
a) Hàng hóa sau khi thuê gia công ở nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam: là trị giá hàng hóa tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên (theo điều kiện giao hàng CIF hoặc tương đương). Trường hợp không xác định được trị giá theo điều kiện giao hàng CIF hoặc tương đương thì khai trị giá hải quan là toàn bộ trị giá cấu thành của sản phẩm bao gồm trị giá nguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm, giá gia công sản phẩm và các chi phí khác (nếu có);
b) Hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm gia công cho nước ngoài: là trị giá hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất (theo điều kiện giao hàng FOB hoặc tương đương). Trường hợp không xác định được trị giá theo điều kiện giao hàng FOB hoặc tương đương thì khai trị giá hải quan là toàn bộ trị giá cấu thành của sản phẩm bao gồm trị giá nguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm, giá gia công sản phẩm và các chi phí khác (nếu có);
c) Hàng hóa theo hợp đồng thuê tài chính: là toàn bộ trị giá của hàng hóa, loại trừ các dịch vụ cung cấp kèm theo hợp đồng thuê tài chính.
4. Bộ Tài chính quy định cụ thể việc thu thập, xử lý, sử dụng và lưu trữ thông tin về trị giá hải quan sử dụng cho mục đích thống kê.
Theo đó, trị giá hải quan sử dụng cho mục đích thống kê hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm gia công cho nước ngoài là trị giá hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất (theo điều kiện giao hàng FOB hoặc tương đương).
Lưu ý: Trường hợp không xác định được trị giá theo điều kiện giao hàng FOB hoặc tương đương thì khai trị giá hải quan là toàn bộ trị giá cấu thành của sản phẩm bao gồm trị giá nguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm, giá gia công sản phẩm và các chi phí khác (nếu có).
Đối tượng kiểm tra trị giá hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan gồm những gì?
Đối tượng kiểm tra trị giá hải quan được quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) như sau:
Kiểm tra trị giá hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan
1. Đối tượng kiểm tra: Hồ sơ hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa.
2. Nội dung kiểm tra: Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra hồ sơ hải quan, trị giá do người khai hải quan khai trên tờ khai hải quan, tờ khai trị giá hải quan (sau đây gọi là trị giá khai báo) trên cơ sở quy định về phương pháp xác định trị giá hải quan, kiểm tra trị giá hải quan tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC và Thông tư này.
3. Xử lý kết quả kiểm tra
a) Trường hợp có đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo:
Cơ quan hải quan ban hành Thông báo trị giá hải quan theo mẫu số 02B/TB-TGHQ/TXNK Phụ lục VI kèm Thông tư này (sau đây gọi là Thông báo trị giá hải quan) và đề nghị người khai hải quan thực hiện khai bổ sung trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo và giải phóng hàng hóa theo quy định. Nếu người khai hải quan khai bổ sung theo Thông báo trị giá hải quan trong thời hạn nêu trên thì cơ quan hải quan thực hiện thông quan hàng hóa theo quy định, xử lý vi phạm (nếu có). Quá thời hạn mà người khai hải quan không thực hiện khai bổ sung hoặc khai bổ sung không đúng theo Thông báo trị giá hải quan, cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế để thông quan hàng hóa theo quy định, xử lý vi phạm (nếu có).
...
Như vậy, theo quy định, đối tượng kiểm tra trị giá hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan là hồ sơ hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?