Trên mỗi tàu Cảnh sát biển Việt Nam tham gia tuần tra có bao nhiêu Tổ kiểm tra? Mỗi Tổ kiểm tra có bao nhiêu cán bộ chiến sĩ?
- Trên mỗi tàu Cảnh sát biển Việt Nam tham gia tuần tra có bao nhiêu Tổ kiểm tra? Mỗi Tổ kiểm tra có bao nhiêu cán bộ chiến sĩ?
- Thành phần Tổ kiểm tra của Cảnh sát biển Việt Nam có những thành viên nào?
- Tổ kiểm tra của Cảnh sát biển Việt Nam có nhiệm vụ giải thích, hướng dẫn cho cá nhân hoạt động trên biển về hành vi vi phạm pháp luật không?
Trên mỗi tàu Cảnh sát biển Việt Nam tham gia tuần tra có bao nhiêu Tổ kiểm tra? Mỗi Tổ kiểm tra có bao nhiêu cán bộ chiến sĩ?
Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 6 Thông tư 15/2019/TT-BQP quy định như sau:
Lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát
1. Thẩm quyền quyết định lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát:
a) Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định người chỉ huy, thành phần và trang bị của lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát thuộc các cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển Việt Nam khi tình hình trên biển phức tạp, có yếu tố nước ngoài, phạm vi rộng, liên quan đến nhiều địa bàn, nhiều lực lượng;
b) Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển quyết định người chỉ huy, thành phần và trang bị của lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát thuộc các đơn vị thuộc quyền thực hiện trong phạm vi vùng biển quản lý;
c) Cục trưởng Cục nghiệp vụ và Pháp luật quyết định người chỉ huy, thành phần và trang bị của lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát các cơ quan thuộc quyền trong thực hiện nhiệm vụ.
2. Người chỉ huy lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát là cán bộ chỉ huy biên đội trong trường hợp hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát theo đội hình biên đội tàu, xuồng hoặc là thuyền trưởng theo đội hình đơn tàu, xuồng.
...
4. Tổ kiểm tra, kiểm soát:
a) Tổ kiểm tra, kiểm soát là một bộ phận thuộc lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam. Trên mỗi tàu, xuồng Cảnh sát biển Việt Nam tham gia tuần tra, kiểm tra, kiểm soát phải có ít nhất 01 (một) Tổ kiểm tra, kiểm soát. Mỗi Tổ kiểm tra, kiểm soát có ít nhất 03 (ba) cán bộ, chiến sĩ. Trong đó, phải có ít nhất 01 (một) cán bộ nghiệp vụ pháp luật;
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, trên mỗi tàu Cảnh sát biển Việt Nam tham gia tuần tra phải có ít nhất 01 Tổ kiểm tra, kiểm soát.
Mỗi Tổ kiểm tra có ít nhất 03 cán bộ, chiến sĩ. Trong đó, phải có ít nhất 01 cán bộ nghiệp vụ pháp luật.
Và Tổ kiểm tra là một bộ phận thuộc lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam.
Tổ kiểm tra của Cảnh sát biển Việt Nam (Hình từ Internet)
Thành phần Tổ kiểm tra của Cảnh sát biển Việt Nam có những thành viên nào?
Theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 6 Thông tư 15/2019/TT-BQP quy định như sau:
Lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát
...
4. Tổ kiểm tra, kiểm soát:
...
b) Thành phần Tổ kiểm tra, kiểm soát bao gồm: Cán bộ, chiến sĩ nghiệp vụ pháp luật; cán bộ, chiến sĩ thông tin, hàng hải, máy tàu, cảnh giới được biên chế trên tàu, xuồng Cảnh sát biển và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng phối thuộc hoặc phối hợp;
c) Tổ trưởng Tổ kiểm tra, kiểm soát là người chỉ huy của Tổ kiểm tra, kiểm soát, có chức danh pháp lý, có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Theo đó, thành phần Tổ kiểm tra của Cảnh sát biển Việt Nam bao gồm: Cán bộ, chiến sĩ nghiệp vụ pháp luật; cán bộ, chiến sĩ thông tin, hàng hải, máy tàu, cảnh giới được biên chế trên tàu, xuồng Cảnh sát biển và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng phối thuộc hoặc phối hợp.
Tổ kiểm tra của Cảnh sát biển Việt Nam có nhiệm vụ giải thích, hướng dẫn cho cá nhân hoạt động trên biển về hành vi vi phạm pháp luật không?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 15/2019/TT-BQP quy định nhiệm vụ của Tổ kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam như sau:
Nhiệm vụ của Tổ kiểm tra, kiểm soát
1. Kiểm tra, kiểm soát đối với tàu thuyền, thuyền viên và hàng hóa trên tàu thuyền hoạt động trên biển.
2. Chấp hành nghiêm sự chỉ huy, chỉ đạo của cấp trên và kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý kịp thời hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
4. Giải thích, hướng dẫn, tuyên truyền cho tổ chức, cá nhân hoạt động trên biển về hành vi vi phạm pháp luật; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.
5. Phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện nhiệm vụ.
6. Thu thập tình hình, thông tin, chứng cứ, tài liệu có liên quan về tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển.
7. Xử lý vi phạm hành chính theo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tiến hành một số hoạt động điều tra hình sự theo quy định của pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự, pháp luật tố tụng hình sự.
8. Lập các biên bản có liên quan theo quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp bảo đảm xử lý vi phạm và ra quyết định, văn bản thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
9. Giao các quyết định, văn bản của cấp có thẩm quyền cho các đối tượng có liên quan.
...
Theo quy định trên, Tổ kiểm tra của Cảnh sát biển Việt Nam có nhiệm vụ giải thích, hướng dẫn, tuyên truyền cho tổ chức, cá nhân hoạt động trên biển về hành vi vi phạm pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT năm học 2024 2025 (trắc nghiệm và tự luận) cho học sinh toàn quốc như thế nào?
- Ngày 29 tháng 11 là ngày gì? Ngày 29 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 29 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Mẫu báo cáo tổng kết năm học của lớp mới nhất? Hướng dẫn viết bản báo cáo tổng kết năm học của lớp?
- HIV dương tính là gì? Ngoài người được xét nghiệm, kết quả HIV dương tính chỉ được thông báo cho ai?
- Nội dung Mẫu quy chế chi tiêu nội bộ mới nhất? Quy chế chi tiêu nội bộ đơn vị sự nghiệp công lập cần có ý kiến của ai?