Trên hộ chiếu ngoại giao thể hiện những thông tin gì? Hộ chiếu ngoại giao được gia hạn có thời hạn sử dụng bao lâu?
Trên hộ chiếu ngoại giao thể hiện những thông tin gì?
Tại Điều 6 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định như sau:
Giấy tờ xuất nhập cảnh
1. Giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm:
a) Hộ chiếu ngoại giao;
b) Hộ chiếu công vụ;
c) Hộ chiếu phổ thông;
d) Giấy thông hành.
2. Hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc không gắn chíp điện tử cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Hộ chiếu không gắn chíp điện tử được cấp cho công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc cấp theo thủ tục rút gọn.
3. Thông tin trên giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại.
Theo đó, ngoài các thông tin cơ bản như họ tên, ngày tháng năm sinh, thời gian cấp hộ chiếu thì hộ chiếu ngoại giao còn bao gồm thông tin về chức vụ và chức danh của người được cấp loại hộ chiếu này.
Trên hộ chiếu ngoại giao thể hiện những thông tin gì? Hộ chiếu ngoại giao được gia hạn có thời hạn sử dụng bao lâu? (hình từ internet)
Chức danh ghi tại hộ chiếu ngoại giao được quy định như thế nào?
Tại Điều 8 Thông tư 04/2020/TT-BNG quy định về chức danh trong hộ chiếu ngoại giao như sau:
- Cơ quan cấp hộ chiếu ở trong nước hoặc Cơ quan đại diện ghi chức danh bằng tiếng Việt vào hộ chiếu ngoại giao đối với những người giữ các chức vụ quy định từ khoản 2 đến khoản 10 Điều 8 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 trừ trường hợp cơ quan chủ quản đề nghị không ghi chức danh hoặc vì lý do đối ngoại, an ninh quốc gia.
- Cơ quan cấp hộ chiếu ở trong nước hoặc Cơ quan đại diện ghi chức danh bằng tiếng Việt và tiếng Anh vào hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ của:
+ Bộ trưởng Ngoại giao;
+ Thứ trưởng Ngoại giao;
+ Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, người đang phục vụ trong ngành ngoại giao đã được phong hàm ngoại giao;
+ Thành viên Cơ quan đại diện, cơ quan thông tấn, báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài và người đi thăm, đi theo quy định tại khoản 14, Điều 8 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 và khoản 5, Điều 9 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019.
- Người mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ không được tự ý ghi chức danh trong hộ chiếu.
Hộ chiếu ngoại giao được gia hạn có thời hạn sử dụng bao lâu?
Tại Điều 7 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định như sau:
Thời hạn của giấy tờ xuất nhập cảnh
1. Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm.
...
Theo đó, hộ chiếu ngoại giao được cấp sau gia hạn có thời hạn sử dụng không quá 03 năm.
Ngoài ra tại Điều 8 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định các đối tượng sau được cấp hộ chiếu ngoại giao:
Đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao
1. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng, cơ quan khác do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng thành lập, Văn phòng Trung ương Đảng; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng; Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương; đặc phái viên, trợ lý, thư ký của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; trợ lý của Ủy viên Bộ Chính trị.
2. Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, Ủy viên Thường trực cơ quan của Quốc hội; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; Tổng Kiểm toán nhà nước, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước; đại biểu Quốc hội; trợ lý, thư ký của Chủ tịch Quốc hội.
3. Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; đặc phái viên, trợ lý, thư ký của Chủ tịch nước.
4. Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác do Chính phủ thành lập; người đứng đầu Tổng cục hoặc tương đương; sĩ quan tại ngũ, đang công tác có cấp bậc hàm Thiếu tướng, Chuẩn đô đốc Hải quân trở lên; đặc phái viên, trợ lý, thư ký của Thủ tướng Chính phủ.
5. Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ.
6. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
7. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
8. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
9. Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Ủy viên Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
10. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Bí thư thứ nhất, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
11. Người đang phục vụ trong ngành ngoại giao đã được phong hàm ngoại giao hoặc giữ chức vụ từ Tùy viên trở lên tại cơ quan đại diện ngoại giao, phái đoàn thường trực tại các tổ chức quốc tế liên Chính phủ, cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
12. Giao thông viên ngoại giao, giao thông viên lãnh sự.
13. Vợ hoặc chồng của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng đi theo hành trình công tác.
14. Vợ hoặc chồng, con chưa đủ 18 tuổi của người được quy định tại khoản 11 Điều này cùng đi theo hoặc thăm người này trong nhiệm kỳ công tác.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?